Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:31:39AM


 

Culture: Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp lâu đời nhất thế giới.

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 29/02/2020 | 06:27:27 PM
Lượt xem : 895




Nhật Bản là quốc gia có đến 33.000 doanh nghiệp tồn tại ít nhất một thế kỷ.

Sau nửa thế kỷ phát triển thần kỳ, nước Nhật đang thay đổi đáng kể, xã hội nhanh chóng bị già hóa nhưng lượng khách du lịch khắp thế giới đổ về Nhật Bản đang phá kỷ lục và thêm một điều lý thú, Nhật Bản có nhiều robot hơn bao giờ hết. Có vẻ như người Nhật đã và đang định hình lại quốc gia của mình sẽ trở nên như thế nào trong tương lai.

Tiệm trà Tsuen Tea tọa lạc trên một góc phố, phóng tầm nhìn thoáng đãng ra một con kênh lớn ở Uji, vùng ngoại ô yên bình của đế đô Kyoto. Kyoto là kinh đô của nước Nhật thời cổ, với những đền đài và nhiều khu vườn độc đáo, Kyoto hiện có rất nhiều khách du lịch, họ đến từ khắp nơi trên thế giới để được chiêm nghiệm, sống trong bầu không khí trong lành của một kinh thành ra đời cách đây hơn 1200 năm trên đất nước con cái của Nữ thần Thái dương.

Tiệm trà Tsuen Tea, có ai biết một điều gì đó đặc biệt về nó không? Tsuen Tea đã mở cửa đón khách từ năm 1160 và luôn hãnh diện tự xưng mình là quán trà lâu đời nhất thế giới. Quán trà Tsuen Tea hiện đang được Yusuke Tsuen, người đàn ông 38 tuổi, suốt ngày chỉ ngồi khoanh chân sau một quầy hàng thấp trên sàn nhà để rót từng bát trà xanh từ cái ấm đun bằng sắt. “Chúng tôi chỉ tập trung vào trà, không hề muốn mở rộng kinh doanh, đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn tồn tại qua suốt chiều dài lịch sử 900 năm của quán”. Yusuke Tsuen cho biết. Có lẽ không lấy gì quá ngạc nhiên khi quán trà 900 năm tuổi này đã tồn tại bên trong một thành phố nổi tiếng về truyền thống và nghề thủ công. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn cả, Tsuen Tea là tiệm trà duy nhất.

Yusuke Tsuen, 38 tuổi, là chủ sở hữu của Quán Trà Tsuen ở Kyoto, một quán trà gần 900 năm tuổi. (Bryan Lufkin)

Trở lại năm 2008, có một báo cáo của Ngân hàng Hàn Quốc cho thấy trong số 5.586 công ty doanh nghiệp có lịch sử tồn tại trên 200 năm ở 41 quốc gia, 56% trong số đó là tại Nhật Bản. Tính đến năm 2019, có hơn 33.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Nhật Bản tồn tại qua hơn một thế kỷ, theo số liệu thống kê của công ty nghiên cứu Teikoku Data Bank. Khách sạn lâu đời nhất trên thế giới đã mở cửa từ năm 705 tại làng Yamanashi, nhà sản xuất bánh kẹo Ichimonjiya Wasuke đã từng bán các món ngọt ở Kyoto từ năm 1000. Người khổng lồ ngành xây dựng Takenaka có trụ sở tại Osaka được thành lập vào năm 1610, trong khi mới hơn, một số thương hiệu toàn cầu của Nhật Bản như Suntory và Nintendo đã gầy dựng sự nghiệp từ những năm 1800.

Đất nước Nhật Bản sản sinh ra những doanh nghiệp có khả năng tồn tại lâu đời đến hàng thế kỷ thì cũng nên hỏi xem liệu ở những doanh nghiệp cổ xưa kia của Nhật, họ có điều gì tốt đẹp hay ho đáng để chúng ta học hỏi hay không?

Yoshinori Hara, là giáo sư trưởng khoa tại Đại học Kyoto, nói rằng những thực thể lâu đời này, ít nhất cũng đến 100 tuổi, được gọi là các ‘Shinise’, thông thường đó là những cửa hàng xưa cũ từ rất lâu đời.

Hara, một người Nhật thuộc thế hệ sau này, từng làm việc tại Thung lũng Silicon trong một thập kỷ, nói rằng các công ty Nhật Bản luôn nhấn mạnh vào những giá trị đem lại tính lâu bền chứ không thích tối ưu hóa chỉ vì đem lại lợi nhuận một cách nhanh chóng, đây là một lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp trên khắp Nhật Bản có được sức sống bền bỉ như vậy. Tại Nhật Bản, còn nhiều điều khác lạ hơn nữa đó là làm thế nào họ có thể dễ dàng chuyển giao việc kinh doanh buôn bán sang cho thế hệ con cháu của họ, Hara giải thích thêm.

Tại tiệm trà Tsuen Tea, Yusuke Tsuen nói rằng nhiều người bạn thời thơ ấu của anh ở Kyoto cũng được sinh ra ở trong các gia đình có truyền thống kinh doanh buôn bán từ hàng thế kỷ trước. Đối với anh, chọn nối tiếp công việc kinh doanh của gia đình không phải là một câu hỏi. ‘Tôi không phải là doanh nghiệp mới - Tôi đang điều hành cửa hàng mà tổ tiên của tôi để lại. Nếu tôi không nhận nó, di sản truyền thống của gia đình sẽ phải kết thúc, Tsuen nói. Khi còn bé, ai cũng đã từng có biết bao ước mơ cho tương lại của mình, nhưng với tôi, tiếp quản việc kinh doanh của gia đình là chuyện tự nhiên’

Các thành phố, thị trấn và làng mạc ở Nhật Bản đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, điều tương tự như ở Hoa Kỳ, vì vậy không lấy gì làm ngạc nhiên khi tại đó có nhiều công ty cũ. Innan Sasaki, một giáo sư trợ lý tại trường Đại học Warwick, người từng viết về lịch sử các công ty Nhật Bản, cho rằng có nhiều lý do khác nhau, cụ thể nhất tựu trung lại đó là ý thức định hướng dài hạn: Nền văn hóa tôn trọng truyền thống và tổ tiên, kết hợp với thực tế địa lý Nhật Bản là một đảo quốc vì thế luôn bị hạn chế giao tiếp với các quốc gia khác, dẫn đến ý thức cùng mong muốn của mọi người dân là phải tận dụng tối đa những gì đang có, càng lâu càng tốt, bằng mọi cách bảo tồn các doanh nghiệp công ty lớn nhỏ của địa phương để chúng tồn tại lâu dài trong cộng đồng toàn xã hội.

Trong số các doanh nghiệp lâu đời nhất tại Nhật, hầu hết đó là các công ty hoặc tổ chức gia đình quy mô vừa hoặc nhỏ, tập trung vào hai ngành khách sạn và thực phẩm như Tsuen Tea chẳng hạn. Một số doanh nghiệp thậm chí đã phát triển thuận lợi hơn nhờ tập quán kế thừa, chấp nhận hiển nhiên việc trao quyền điều hành cho nam giới, là người mang huyết thống của gia đình để đảm bảo sự phát triển không ngừng cho doanh nghiệp, điều mà ngay cả các công ty lớn như Suzuki Motor và Panasonic vẫn thường làm.

 

Nhiều shinise là thương hiệu được công nhận trên toàn thế giới. Nintendo, có trụ sở tại Kyoto, được thành lập vào năm 1889 (Alamy)

Ở Kyoto có một doanh nghiệp ‘Shinise’ khác như Tsuen Tea, nhưng lớn hơn nhiều về tầm vóc: Công ty trò chơi điện tử Nintendo. Tên tuổi của Nintendo đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như một nhà tiên phong trong công cuộc cách mạng hóa nền công nghiệp giải trí gia đình với các trò chơi game điện tử vào năm 1985.

Mặc dù được coi là một công ty công nghệ, nhưng hầu hết mọi người ít biết được rằng Nintendo được thành lập vào năm 1889, với tư cách ban đầu là nhà sản xuất thẻ bài trò chơi Hanafuda truyền thống của Nhật Bản.

Lara Hara, một cựu sinh viên trường Đại học Kyoto cho biết Nintendo là một ví dụ tuyệt vời về một công ty gắn bó với những gì được gọi là năng lực cốt lõi. Đó là khái niệm cơ bản đằng sau những gì một công ty làm ra, giúp công ty mãi mãi tồn tại bất chấp nền công nghệ hoặc thế giới xung quanh có thay đổi. Những thực thể lâu đời có ít nhất 100 tuổi này, được gọi chung là “Shinise”. Hara cũng đưa ra ví dụ về các công ty sản xuất Kimono, họ vẫn đang cố gắng bằng mọi cách duy trì hoạt động kinh doanh dù ngày nay phụ nữ Nhật Bản ít mặc loại trang phục truyền thống này. Một nhà sản xuất kimono khác có trụ sở tại Kyoto thành lập từ năm 1688, là Hosoo, tuy đã mở rộng hoạt động qua sản xuất dệt sợi carbon cho các công ty vật liệu nhưng năng lực cốt lõi vẫn không thay đổi: ngày xưa dệt vải bông thủ công bây giờ là dệt vải bằng công nghệ hiện đại.

Ở Kyoto, có nhiều doanh nghiệp lâu đời ai cũng dành một sự quan tâm thích đáng cho công việc dịch vụ khách hàng, họ xem đó như một yếu tố giúp họ phát triển lâu dài. Đặc biệt là trường hợp nhà trọ: Ở Nhật, các nhà trọ truyền thống luôn có thói quen đối xử với khách ở trọ như người thân trong gia đình mình. Hara nói rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đều đánh giá cao dịch vụ chăm sóc khách hàng đôc đáo mà cao cấp này, được gọi là Omotenashi, công việc của họ là cố gắng đoán trước những gì khách hàng đang cần, đây chính là yếu tố mà các công ty Nhật Bản luôn đề cao trong suốt quá trình phục vụ của mình.

Gia đình của Akemi Nishimura đã điều hành quán trọ Hiiragiya, ở Kyoto, qua sáu thế hệ. (Bryan Lufkin)

Gia đình Akemi Nishimura đã điều hành nhà nghỉ Hiiragiya có dịch vụ xông hơi ở Kyoto, qua sáu thế hệ. Nhà trọ đã kỷ niệm 200 năm thành lập vào năm 2018, nơi đây họ đã từng chào đón những vị khách đặc biệt như Charlie Chaplin và Louis Vuitton. “Đồng cảm từ trái tim đến trái tim” - đó là Slogan hay nhất của quán trọ này. Lướt qua cuốn cẩm nang ghi lại chi tiết các quy định một nhà trọ qua 80 năm, nội dung trong đó đề cập tỉ mỉ nhiều việc cần làm, có thể kể ra, ví như một chiếc khăn tay của khách trọ: từ cách giặt, gấp đúng cách và hoàn trả lại cho khách như thế nào. Dĩ nhiên khách hàng sẽ thích thú với những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này.

Các doanh nghiệp truyền thống loại này ưu tiên các cam kết như về chất lượng, tính liên tục, giá trị truyền thống, chi phí phục vụ. Tại Kyoto, các doanh nghiệp gia đình kiểu này có vị thế xã hội vượt xa những gì bình thường, họ hình thành một nhóm tổ chức ưu tú, thực sự được kính trọng. Ở khía cạnh khác, cho dù là các công ty mang danh hiệu ‘shinise’, họ cũng vẫn vấp phải khó khăn. Kongo Gumi là một ví dụ, một doanh nghiệp xây dựng được thành lập vào năm 578, đã tồn tại qua hơn 1.400 năm, buộc phải đóng cửa vào năm 2006 do nợ nần.

Nước Nhật bước vào kỷ nguyên hiện đại, tính cách người Nhật có phần nào thay đổi

Các doanh nghiệp gia đình truyền thống mặc dù luôn nhận được sự ngưỡng mộ về mức độ tồn tại lâu dài của họ theo thời gian. Cũng có một vài yếu điểm, đặc biệt khi đề cập đến bối cảnh khởi nghiệp chung của đất nước, vốn bị chỉ trích là quá mức chậm chạp so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Tsuen Tea, được thành lập vào năm 1160 tại Kyoto, là một trong 33.000 doanh nghiệp "Shinise" tại Nhật Bản: các doanh nghiệp ít nhất có 100 tuổi đời (Bryan Lufkin)

Các start-up được thành lập trong vị thế khởi nghiệp là chấp nhận mọi thử thách. Mari Matsuzaki 27 tuổi, làm việc tại Queue, một công ty khởi nghiệp về giáo dục ở Tokyo, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho đối tượng phục vụ các sinh viên, cho biết ‘Thế giới start-up không được công nhận như các công ty “Shinise”, tôi đã có nhiều lúc khó khăn để giải thích và chia sẻ với bố mẹ hoặc bạn bè về công việc tôi đang làm. Tôi học xong trung học, trong nhóm bạn tôi là người duy nhất quyết định khởi nghiệp. Trong khi ở các quốc gia khác, những người mới khởi nghiệp như tôi sẽ được đề cao bởi nếu có, chính những thất bại của tôi sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho người đi sau, tại Nhật Bản, suy nghĩ về mức độ rủi ro dẫn đến thất bại kèm theo những hậu quả của nó để lại là một cuộc chiến đấu cam go trong tư tưởng mà nhiều người trẻ phải hết sức cố gắng tìm cách vượt qua.’

Michael Cusumano hoàn toàn đồng ý. Ông là giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đã khởi xướng chương trình các sáng kiến ​​khởi nghiệp và đổi mới tại Đại học Khoa học Tokyo từ năm 2016 đến 2017, từng sống và làm việc tại Nhật Bản 8 năm. Ở Nhật Bản, đóng cửa một công ty hoặc bán nó đi cũng được xem là một điều thất bại đáng xấu hổ, mặc cảm này ám ảnh người Nhật suốt hàng thế kỷ qua. Vì vậy, những vấn đề tâm lý như thế này dường như cũng góp phần làm các gia đình quyết định bằng mọi cách phải tiếp tục duy trì các doanh nghiệp truyền thống của mình. Xã hội Nhật Bản cùng với nền kinh tế của nó, không linh hoạt như các nước Âu Mỹ, và vì vậy Nhật Bản không tạo ra được các công ty khởi nghệp lớn tiếng tăm một cách dễ dàng như xã hội Mỹ. Ở Nhật, xu hướng chung là bảo tồn kỹ lưỡng những gì người Nhật đang có.

Tại Nhật ngày nay, giới trẻ nhiều người tin rằng sẽ có những lợi ích nhất định trong việc kết hợp các thế mạnh giữa hai mô hình kinh doanh truyền thống lâu đời và khởi nghiệp. Các doanh nghiệp ‘shinise’ có thế mạnh về tên tuổi, danh tiếng, bằng cách pha trộn thêm yếu tố công nghệ của công ty khởi nghiệp có thể sẽ trở thành vũ khí lợi hại cho tương lai Nhật Bản.

Tuy nhiên, trở lại tại Tsuen Tea, chủ sở hữu hiện tại Yusuke Tsuen, ông cho biết không có mục tiêu nào ngoài việc vẫn tiếp tục mọi thứ như nó đã từng xảy ra tại quán trà của mình, có từ thời tổ tiên 900 năm về trước.

 

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM