Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 21/11/2024 | 04:50:10PM


 

Gần 100.000 người lính An Nam trong Thế Chiến thứ I - 1914-1918.

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 22/03/2023 | 04:51:22 PM
Lượt xem : 431




Nhân bài viết mới đây về phim All quiet on the Western front vừa đoạt giải Oscar 2023, chúng tôi lại muốn mở rộng thêm về đề tài này bằng những dữ kiện có thật trong lịch sử của cuộc Đại chiến thế giới lần I, liên quan đến những người lính Việt trên đất Pháp và Châu Âu trong giai đoạn này (Việt Nam thời đó Pháp gọi chung là An Nam trong liên bang Đông Đương thuộc Pháp, bao gồm 3 nước Việt Miên Lào).

Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu chuyện xảy ra hơn 100 năm trước, lúc đó Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam, để bình định và bảo vệ thuộc địa, lực lượng binh lính người Việt đã được chiêu mộ để phục vụ cho mục đích này. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ tại Châu Âu 1914-1918, mỗi làng tại Việt Nam đã phải cử ra nhiều tráng đinh để đi lính chiến đấu giúp nước Pháp.

Lính Đông Dương nói chung, đặc biệt là người Việt, thường được nhắc đến là đã chiến đấu cùng quân đội Pháp trong Thế Chiến II (1939-1945) nhưng thực tế trước đó rất nhiều người lính Việt đã có mặt trên chiến trường Châu Âu trong Thế Chiến thứ I (1914-1918), thậm chí họ còn đông hơn cả số lượng lính Việt trong Thế Chiến II, do Pháp ký thỏa thuận định chiến với quân Đức vào tháng 6 năm 1940 nên phần lớn số lính người Việt ở Đông Dương dự định được gửi sang chiến trường châu Âu đã không đi được hoặc một số bị gửi trả từ Pháp về. Do đó trong giai đoạn Thế Chiến II, theo dự tính ban đầu sẽ có khoảng 75.000 lính thợ và lính tập Đông Dương được gửi sang Pháp nhưng cuối cùng chỉ còn 25.000 người. Con số này thấp hơn rất nhiều so với hơn 93.000 lính người Việt ở Đông Dương được đưa sang Pháp trong giai đoạn Thế Chiến I (1914-1918), trong đó gần một nửa là lính chiến đấu trực tiếp, họ có mặt tại một số chiến trường ác liệt nhất trong Thế chiến thứ I để chống lại quân Phổ.

Đội bóng của lính Việt từ Đông Dương trong Thế Chiến I (1914-1918).

Vua Bảo Đại khánh thành khu nhà dành cho lính Việt ở Đông Dương trong khuôn viên bệnh viện Val-de-Grâce, Paris, ngày 09/03/1927.

Người lính Việt vào thời kỳ Thế chiến thứ I mặc quân phục nửa tây nửa ta. Chân quấn vải gọi là xà cạp, đầu đội nón chóp kiểu lính thú, cầm cây súng trường với lưỡi lê dài. Tất cả xuống tàu rồi cập bến Marseille. Các chiến binh này tập trung thành các đại đội biệt lập trong các binh đoàn Pháp tham dự các mặt trận nóng trên lãnh thổ Pháp, Bỉ, Hy Lạp. Tất cả họ đều sinh hoạt bằng Việt ngữ, ăn cơm bằng đũa, hút thuốc lào. Các thầy cai, thầy đội người Việt giữ vai trò chỉ huy và liên lạc với các sĩ quan Pháp.



Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille để cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I.


Lính An Nam tại mặt trận Saint-Raphael và sông Marne, là những đơn vị thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp.



Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc Lào. Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu.


Người Pháp đã sử dụng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres.

Lính An Nam thời đó đã chiến đấu rất dũng cảm tại mặt trận sông Marne gần biên giới Phổ. Tại đây 2 bên chiến tuyến đã có cả trăm ngàn người thương vong, tuy số liệu không chính xác và các con số thường mâu thuẫn nhau, nhưng ước tính có khoảng 100.000 lính Việt phục vụ trong Thế chiến I. Mặc dù chỉ 1.374 người Việt là chính thức được ghi nhận thiệt mạng theo thống kê của BQP Pháp, nhưng ước tính có tới 30.000 người lính Việt đã hy sinh.

Vào thời đó, phía bộ tham mưu Pháp có một định kiến về lính Việt Nam. Thậm chí ban đầu, họ còn không muốn đưa lính Việt sang Pháp vì sợ người Việt không chịu được thời tiết giá lạnh vào mùa đông, hoặc sợ đạn lửa trên tuyến đầu, không xông pha ngoài mặt trận. Lính Đông Dương còn bị so sánh với lính người Sénégal, được gọi là « lực lượng đen », gồm hơn 200.000 người.

Cuối cùng, sau khi chấp nhận lính Đông Dương vào năm 1915, rất nhiều người trong số này lại không được đưa ra tiền tuyến, thậm chí còn không có mặt trên chiến trường. Nhưng điều này không ngăn cản họ đóng góp trong chiến tranh vì có khoảng 8.000 người trong số họ được tuyển làm lái xe tải chở đạn dược, cung cấp đạn dược cho chiến trường. Ngoài ra, họ còn lái xe cứu thương và cũng xuất hiện trên tuyến đầu để tìm người bị thương.

 

Rất nhiều lính thợ người Việt cũng được đưa sang Pháp vì công nhân Pháp được điều động ra chiến trường. Vì vậy, phụ nữ phải tham gia vào sản xuất công nghiệp chiến tranh và có được lao động người Việt hỗ trợ, từ đó mà xuất hiện từ « lính thợ ». Lính thợ cũng được tổ chức thành trung đoàn, đại đội… và mặc đồng phục như những quân nhân thực thụ. Nhưng phần lớn số họ làm việc trong các nhà máy ở hậu phương.

Tóm lại, phần lớn là lính thợ nhưng cũng có rất nhiều lính Việt chiến đấu trên chiến trường. Thậm chí, có người cho rằng nhiều lính người Việt đã hy sinh trong trận đánh lớn Verdun, nhưng xác của họ bị vùi lẫn cùng lính Bắc Phi. Vì thế mà sau này sự đóng góp xương máu của họ bị lu mờ.

Nhiều lính Việt có mặt trong các đơn vị chiến đấu không chỉ ở Pháp, mà sau đó, họ còn được đưa sang các nước vùng Balkan để chiến đấu chống quân Bulgari, lúc ấy là đồng minh của Phổ.


Một toán lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi năm 1916.

Ngoài ra, sau đó lính Việt còn được điều đến chống người Druze gốc Ả Rập theo đạo Hồi sống ở phía bắc Syria-Liban. Pháp được ủy quyền quản lý Liban và Syria, cùng lúc với việc Anh Quốc được quản lý Palestine, Jordani, có nghĩa là Pháp-Anh chia sẻ việc cai quản một phần đế chế Ottoman ngày trước. Người Druze nổi dậy vào khoảng năm 1925 khi các đội quân Pháp đến Trung Đông, mà người ta vẫn gọi là « Cuộc nổi dậy của người Druze », kéo dài khoảng 2-3 năm. Và lính Việt từ Đông Dương được Pháp cử đến đây để chống người Druze.

Lính Việt ở Bắc Kỳ cũng được điều đến Maroc (Bắc Phi) để trấn áp cuộc nổi dậy ở vùng Rif miền Bắc Maroc. Trên mặt trận Balkan, tất cả sĩ quan Pháp đều đánh giá lính Việt ở Đông Dương là những người lính giỏi, làm tốt nhiệm vụ được giao. Lời đánh giá này được tướng Weygand, chỉ huy trưởng quân đội Pháp trong những năm 1939-1940, viết trong cuốn sách về Lịch sử quân đội Pháp Histoire de l’armée français (1938), trong đó có một phần nói về Quân đội thuộc địa (L’armée coloniale) và dành một chương cho lính Đông Dương. Ông đánh giá họ là những người lính tuyệt vời nếu họ được chỉ huy tốt.

Lính Việt được đưa sang châu Âu, trên nguyên tắc mà phần lớn là tình nguyện, có nghĩa là họ nhận được một khoản tiền ban đầu, nên có thể tạm gọi là « lính tình nguyện ». Sau đó, họ được lĩnh lương, tuy không cao nhưng lương của quân nhân Pháp cũng chẳng khá hơn. Ngoài ra họ còn có thêm trợ cấp cho gia đình trong trường hợp bị thương, thậm chí bị chết.

Trên nguyên tắc ấy, quá trình tuyển quân thường diễn ra ở các làng, cũng có thể ở thành phố và được giao cho thân hào trong làng đảm trách. Dĩ nhiên là thân hào xoay sở theo cách của họ và có tình trạng hối lộ rất cao. Ví dụ, nếu một người đàn ông thuộc gia đình giàu có, người này hối lộ quan để không bị đăng lính. Vậy là quan chức trong làng phải đi tìm những người nghèo nhất, không có đất cày, không có việc làm… và giải thích cho những nông dân này là họ sẽ được lĩnh trước một khoản tiền. Viễn cảnh cũng được vẽ ra là khi trở về họ có thể sẽ trở thành thân hào, nếu có huân chương, họ sẽ được lĩnh trợ cấp quân nhân hoặc họ có thể vào làm trong ngạch hành chính v.v...

Dĩ nhiên, ngoài những người “bị ép” mà theo một số ý kiến gây tranh cãi vẫn gọi như thế, nhưng thực ra đa số họ không hoàn toàn như vậy vì còn có rất nhiều người tình nguyện, thường là phiên dịch, thư ký, kế toán. Vậy tại sao lại có nhiều người tình nguyện như vậy? câu trả lời là vì họ muốn thoát cảnh đói nghèo. Có thể nói 9 trên 10 người lính thợ là đến từ tỉnh Thái Bình, một tỉnh đông dân ở Bắc Kỳ và rất nhiều người trong số đó không có đất cày cấy.

Đừng quên một điều là những người này, dù có bị ép đi lính hay không cũng đều phải qua kỳ kiểm tra sức khỏe. Họ phải trải qua hai cuộc kiểm tra. Lần đầu ở trung tâm tuyển quân và ở vòng này, khá nhiều người đã bị loại. Đến khi tập trung tại bến cảng trước khi bước xuống tầu sang Pháp, những người đã vượt qua vòng kiểm tra lần trước lại được kiểm tra sức khỏe thêm lần nữa.

Theo nhiều tài liệu lưu trữ, vào khoảng năm 1916 hoặc sau đó, trên tổng số 6.000 người đến cảng xuất phát, vài nghìn người đã bị loại trong đợt kiểm tra sức khỏe lần thứ hai. Đó là thực tế đã diễn ra trái với những lời đồn đại.


Tại Pháp, điều kiện sống của người lính Việt qua thư từ trao đổi của họ với nhau cho thấy điều kiện sống của họ rất đa dạng, rất khác nhau. Có thư nói rằng họ bị ngược đãi hoặc có nhiều thư viết rằng dù gì thì Pháp cũng yếu hơn Đức và đoán Pháp sẽ không thể thắng trận. Nhưng cũng có nhiều lá thư nói ngược lại. Họ được người Pháp tiếp đón chu đáo, như một bức thư viết : “Tôi được một gia đình Pháp đón và coi tôi như con trai họ” hoặc “Đồng đội của tôi tên là Joseph. Gia đình anh ấy đón tôi”. Một số lính thợ còn có bạn gái người Pháp.

Ví dụ, trong một bức thư được trích lại trong một cuốn sách cho thấy có một hạ sĩ quan người Việt yêu một cô giáo tiểu học sống ở tỉnh. Vào năm 1919, khi được giải ngũ, người ta nói với ông rằng nếu về Đông Dương, ông sẽ tiếp tục giữ chức hạ sĩ quan trong quân đội, nhưng nếu vẫn quyết tâm cưới người phụ nữ đó, ông sẽ gia nhập lực lượng quân đội Pháp chính quốc nhưng bị mất quân hàm, chỉ còn là một anh lính trơn. Trong thư gửi đến một đồng đội ở Marseille, người đàn ông đó viết là đã chọn bỏ chức vụ, ở lại Pháp cưới cô người yêu.

Ngoài ra còn có một số bức thư khác mà tác giả cho biết là họ được chăm sóc rất cẩn thận trong bệnh viện khi họ bị ốm hoặc bị thương, rồi họ được các gia đình Pháp đón trong thời gian hồi phục.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bức thư cho thấy một cách chung chung là rất nhiều người Việt, với vị thế là người dân của một xứ bị Pháp đô hộ, họ lại mong Pháp thua trận, khi Đức thất bại, người ta nhận thấy là lính Đông Dương không thể hiện niềm vui, nhưng khoảng một hai năm sau đó, họ cũng thừa nhận là Pháp đã chiến thắng.


Sau chiến tranh một số lớn trở về quê cũ. Một số còn lại tiếp tục ở lại quân ngũ đến Đệ nhị thế chiến. Phần lớn những người ở lại đất Pháp sau đó trở thành những cộng đồng Việt đầu tiên có mặt tại Âu châu.

Công lao của người lính Việt ở Đông Đương còn được ghi công tại Vườn Nông Học Nhiệt Đới Paris (Jardin d’Agronomie Tropicale de Paris). Ngoài ra, còn có sáu tượng đài kỷ niệm về Ký ức Đông Dương, còn gọi là “tượng người lính An Nam chiến thắng” được dựng ở Marseille, Aix-en-Provence, Montpellier, Tarbes, Bergerac và Toulouse.

Trên 100 năm trước đã có hàng chục ngàn người lính Việt đến từ Đông Dương, từng chiến đấu dũng cảm bên cạnh đồng minh trong Thế chiến thứ I.

Youtube dưới đây bao gồm nhiều hình ảnh xen lẫn nhiều đoạn phim hết sức thú vị được quay trong khoảng thời gian từ 1916 đến 1918 cho thấy sinh hoạt của những người lính Việt trong các nhiệm vụ từ sản xuất nông nghiệp, công xưởng, vận tải quân sự đến trực tiếp chiến đấu nơi trận tiền.

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


N.Hải | 27/03/2023 19:54:12
wow giờ mới biết vụ này
Minh Nguyên | 24/03/2023 15:15:07

Video tư liệu của Pháp thì phải, rất hay.

THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM