Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 06/10/2024 | 12:42:02PM


 

Câu chuyện ít ai biết để khép lại một năm: mRNA, Pfizer & Moderna

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 31/12/2021 | 04:06:38 PM
Lượt xem : 499




Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vừa bước qua giai đoạn vô cùng tàn khốc của trận đại dịch thế kỷ. Trong suốt hai năm 2020 và 2021, ILIXX chúng tôi không hề nhắc đến, cũng không có bất kỳ bài viết chia sẻ nào liên quan đến trận đại dịch mặc dù từ khá sớm, tháng 5/2020, chúng tôi đã có nhiều thông tin khả tín về nó dưới góc độ nghiên cứu khoa học để từ đó có được niềm tin vào công cuộc bào chế thuốc chủng ngừa đang diễn ra vào lúc đó. Lý do: Đã có quá nhiều tin chính thống, nhất là thông tin lan truyền trên mạng xã hội đủ để mọi người cảm thấy lo sợ hốt hoảng vì sự an nguy của chính bản thân và gia đình. Vả lại chúng tôi không có chủ trương tận dụng triệt để mọi cơ hội khai thác đề tài đang hết sức nóng bỏng này trong suốt 2 năm qua nhằm mục đích câu views.

Chỉ còn vài tiếng nữa là thế giới bước vào năm 2022, chúng ta đã và đang chứng kiến thành quả chắc chắn trong việc khống chế thành công trận đại dịch của thế kỷ. Nhưng nếu Quý vị có thời gian, hãy cùng chúng tôi quay trở lại quá khứ một chút để nhìn thấy rõ hơn về tương lai. Ngày cuối cùng của năm 2021, ILIXX chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin hết sức thú vị nhưng chắc chắn rất ít người được biết đến.

Có bao nhiêu vắc-xin tiềm năng hiện đang được xét nghiệm?

Tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2020, WHO liệt kê 110 ứng cử viên vắc-xin chống Sars-CoV-2 hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các công ty dược phẩm khác nhau trên khắp thế giới. Cũng có cả những cách tiếp cận từ các trường đại học nơi chưa bao giờ tự chế tạo vắc-xin. Mười trong số này đã ở giai đoạn I hoặc II của thử nghiệm lâm sàng. Điều đó có nghĩa là: chúng đã được thử nghiệm trên người.

Có những yêu cầu nào để một vắc-xin được cho phép sử dụng ?

Để Viện Paul Ehrlich ở Đức cho phép một loại vắc-xin tiềm năng được thử nghiệm lâm sàng ở người, trước tiên, một nhà sản xuất phải gửi dữ liệu chứng tỏ rằng chất này đã được thử nghiệm đủ ở giai đoạn tiền lâm sàng – ví dụ như trong các thí nghiệm trên động vật. Sau đó, vắc-xin phải được thử nghiệm lâm sàng theo ba giai đoạn:

Giai đoạn I: Vắc-xin được tiêm cho một nhóm nhỏ người tình nguyện khỏe mạnh. Sau đó, người ta quan sát xem liệu loạt thuốc này có đi đến khu vực mục tiêu trong cơ thể hay không và nhất thiết trong lúc đó phải không có tác dụng phụ cấp tính nào.

Giai đoạn II: Chỉ khi giai đoạn I thành công, vắc-xin mới có thể được tiêm cho một số lớn người tham gia trong giai đoạn II, xuất phát từ nhóm có nguy cơ. Trong trường hợp của Covid-19, đây sẽ là người già hoặc người mắc bệnh trước đó. Trong giai đoạn này, người ta kiểm tra xem vắc-xin có hoạt động hay không, tức là có ngăn ngừa được bệnh hay không và liều lượng nào là phù hợp.

Giai đoạn III: Sau đó, vắc-xin có thể được thử nghiệm trên một nhóm nhỏ tình nguyện viên đại diện, cho tới nhóm mười nghìn người được tiêm phòng. Trong giai đoạn III, hiệu quả, an toàn và liều lượng của tiêm chủng được xác nhận. Các tác dụng phụ, chẳng hạn như một diễn tiến đặc biệt nghiêm trọng của bệnh do sử dụng vắc-xin, có thể được quan sát và loại trừ.

Vắc-xin mRNA

Hai trong số mười công ty có ứng cử viên vắc-xin đã được thử nghiệm lâm sàng đó là Công ty dược phẩm Biontech ở Đức và Moderna ở Hoa Kỳ – đang nghiên cứu thứ được gọi là vắc-xin mRNA.

Trong trường hợp vắc-xin mRNA chống lại Sars-CoV-2, bản thiết kế protein của virus được tiêm vào cơ thể người để các tế bào sản sinh thêm ra chính nó. Sau đó cơ thể nhận ra chúng là ngoại lai nên tạo ra kháng thể. Khi tiếp xúc với virus thật, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng kích hoạt những hoạt động tuần tra bảo vệ này và tiêu diệt mầm bệnh.

Cho đến thời điểm vào lúc đó, không có một loại vắc-xin mRNA nào được cấp giấy phép, do vấn đề thiếu kinh nghiệm trên toàn thế giới. Chủ tịch Thường trực Ủy ban Tiêm chủng Thomas Mertens, cho biết: “Việc vắc-xin RNA chưa được phê duyệt không nhất thiết là do công nghệ này yếu kém, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau”. Đó cũng là một câu hỏi về tiền, bởi vì nghiên cứu về các công nghệ mới cần phải được tài trợ.

Ngay cả việc sản xuất hàng loạt vắc-xin mRNA cũng không có một mô hình nào đã qua thử nghiệm. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn hy vọng vào việc là: mRNA có thể được sản xuất một cách tương đối đơn giản, vì chúng không phải là các phân tử sinh học phức tạp.

Virus bất hoạt

Các công ty Trung Quốc Sinovac và Sinopharm đang thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của cái gọi là vắc-xin bất hoạt tại ba viện nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Virus Sars-CoV-2 được phân lập từ những người bị nhiễm bệnh và được nhân lên trong môi trường nuôi cấy tế bào đã được cấp phép để sản xuất vắc-xin. Sau đó, chúng bị bất hoạt bằng hóa học và vật lý để không còn có thể sinh sản nữa và rồi được tiêm vào người. Hệ thống miễn dịch nhận ra các virus bất hoạt là ngoại lai và tạo ra các kháng thể. Nhiều loại vắc-xin quan trọng dựa trên nguyên tắc này, ví dụ chống uốn ván hoặc viêm gan B.

Vắc-xin vector

Sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà nghiên cứu có thể “ngụy trang” các virus vô hại để chúng giống như virus corona mới. Để làm điều này, họ thay thế một số protein trên bề mặt của chúng bằng những thành phần điển hình của mầm bệnh. Những cái gọi là virus vector này đánh lừa cơ thể rằng đang bị nhiễm bệnh, nhưng chúng không gây bệnh thực sự. Những người được tiêm vắc-xin như vậy sẽ tạo ra kháng thể và những kháng thể này cũng bảo vệ chống lại một sự lây nhiễm thực sự. Vắc-xin chống Ebola được cấp giấy phép đầu tiên cũng hoạt động như thế này.

Tuy nhiên, về mặt cấp giấy phép, vắc-xin vectơ là loại thuốc chữa bệnh đã được biến đổi gen nên việc cấp phép gắt gao hơn một cách đáng kể.

Trong cuộc chiến chống lại Sars-CoV-2, Đại học Oxford và công ty Cansino Biological của Trung Quốc đã thử nghiệm các ứng cử viên vắc-xin của họ ở người trong hai giai đoạn lâm sàng đầu tiên.

Tại sao kéo dài đến như thế?

Cho tới nay, theo lẽ thường phải mất hơn một thập niên để có được một loại vắc-xin mới sẵn sàng cho thị trường. Bởi vì sẽ được tiêm cho những người khỏe mạnh nên nó phải trải qua những giai đoạn kiểm tra an toàn đặc biệt cao. Ngay cả với giả định rất lạc quan rằng có thể có một hoặc nhiều ứng cử viên vắc-xin sẽ thành công, vượt qua được quy trình cấp phép cho tới cuối năm nay, thì cũng sẽ vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khi muốn cung cấp nó cho con người trên diện rộng. Bởi vì vắc-xin phải được sản xuất hàng loạt. Nhưng hiện nay người ta lại thiếu khả năng này.

Cứ cho rằng mọi người sẽ cần hai liều, thì điều đó có nghĩa là cần đến gần tám tỷ liều vắc-xin, nếu như một nửa dân số thế giới cần được tiêm ngừa. Các chuyên gia nói về những thách thức lớn nhất trong lịch sử sản xuất vắc-xin: Các công ty khổng lồ như Sanofi hiện có thể sản xuất một tỷ liều mỗi năm đó là cộng tất cả các nhóm vắc-xin của họ lại. Trong khi đó thì các loại vắc-xin khác cũng sẽ phải được tiếp tục sản xuất – và khó khăn trong cung ứng luôn là vấn đề trong toàn ngành này, ngay cả đối với những loại vắc-xin tiêm ngừa thông thường.

Ai trả tiền cho việc phát triển vắc-xin?

Việc kinh doanh vắc-xin đã bị chi phối bởi bốn nhà sản xuất từ nhiều năm nay: GlaxoSmithKline, Merck & Co., Pfizer và Sanofi. Không giống như dược phẩm, Châu Âu dẫn đầu trong nghiên cứu vắc-xin; 80% sản xuất hàng loạt cũng nằm ở châu Âu. Người ta không dự tính sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp mới vì rào cản gia nhập thị trường rất cao. Ngoài ra còn là chi phí đầu tư cao trong việc thiết lập các cơ sở sản xuất. Đối với những nhà sản xuất còn lại, việc kinh doanh vắc-xin mang lại nhiều lợi nhuận: nhiều công ty đã tuyên bố rằng họ sẽ tăng khả năng sản xuất càng nhiều càng tốt.

Vấn đề khó khăn nhất ở hiện tại là phải chuẩn bị trước cho sản xuất mà không biết chính xác đó là loại vắc-xin nào. Vì vậy, ngành công nghiệp dược phẩm đòi hỏi phải chia sẻ chi phí và yêu cầu những lời hứa từ các chính trị gia để đảm bảo số lượng mua nhất định.

Phát triển vắc-xin hiện đang được thúc đẩy thông qua cái gọi là quan hệ đối tác phát triển sản phẩm; đây là những liên minh tiến hành các dự án chung của các quỹ, của chính phủ và các tổ chức viện trợ cũng như của những nhóm nghiên cứu hoặc các công ty riêng biệt. Theo cách này, các dự án nghiên cứu nếu không khả thi về mặt kinh tế cũng vẫn có thể được tài trợ phát triển. Biontech của Đức tham gia vào dự án nghiên cứu vắc-xin thông qua Bộ Nghiên cứu Liên bang.

Và ai sẽ được tiêm vắc-xin đầu tiên?

Để tiêu diệt virus, càng nhiều người càng tốt trong số 7,8 tỷ người trên toàn thế giới sẽ phải được tiêm phòng. Với các dịch bệnh trước đó, các nước giàu hơn luôn được tiêm vắc-xin đầu tiên, trong khi các nước nghèo hơn chậm đến lượt. Lần này thì không được phép xảy ra điều đó, các chính trị gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia dược phẩm yêu cầu: “Tiêm phòng trước hết cho toàn dân ở một quốc gia và hoàn toàn không tiêm phòng ở các quốc gia khác, đó là điều không thể tưởng tượng được trong ý nghĩa của tình đoàn kết toàn cầu”, Paul Cichutek, người đứng đầu Viện Paul Ehrlich, nói với báo SPIEGEL hồi đầu tháng 5.

Hiện người ta đang chỉ trích một lời hứa của nhà sản xuất dược phẩm Sanofi ở Pháp đối với chính phủ Hoa Kỳ, rằng Sanofi sẽ cho Hoa Kỳ quyền đặc biệt khi đặt mua vắc-xin chống virus corona. Để biện minh cho ngoại lệ này, Sanofi nói rằng người Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính trong việc phát triển vắc-xin.

Có thể hình dung rằng sẽ có thêm những tranh chấp địa chính trị: Những quốc gia tài trợ nhiều có thể yêu cầu rằng họ phải có một đặc quyền cho đợt giao vắc-xin đầu tiên. Dù thế nào đi chăng nữa, có thể dự kiến rằng không phải tất cả mọi người đều có thể được tiêm ngừa ngay lập tức nếu có vắc-xin, vì không đủ khả năng và trong thực tế hiển nhiên Hoa Kỳ đã lồng vax-xin vào vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia, cho nên đối với các đề nghị mua vax-xin đến từ các tổ chức hay các quốc gia nào khác thì đầu tiên phải được chính phủ Hoa Kỳ đồng ý, kế tiếp Pfizer hoặc Moderna mới chấp nhận cho tiến hành các bước tiếp theo sau.

Các kế hoạch phòng ngừa đại dịch dự định rằng nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ được tiêm phòng trước tiên. Cả những ngành nghề quan trọng cho hệ thống như cảnh sát hoặc nhân viên làm việc cho nhà nước cũng có thể là một trong những người nhận vắc-xin đầu tiên.

mRNA-1273

Hãng Pfizer và Moderna đã dùng mã gen mRNA-1273 khiến cơ thể sản sinh những đoạn protein mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để tấn công tế bào thường, cơ thể người đã nhanh chóng sinh ra kháng thể theo ý muốn của các nhà nghiên cứu.

Thay vì tiêm vào cơ thể một số lượng virus như theo các phương pháp phát triển vắc-xin thông thường, các chuyên gia nghiên cứu của các hãng dược phẩm này chỉ đưa một đoạn protein của virus vào cơ thể người, đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch để có thể sản sinh ra kháng thể.

Công nghiệp phát triển Vắc-xin thông thường

Từ trước đến nay, phương pháp chế tạo vắc-xin hầu như theo một công thức chung, đó là tiêm những virus gần chết hoặc ở dạng yếu, hay thậm chí chỉ một phần nhỏ virus vào cơ thể khỏe mạnh, từ đó sinh ra kháng thể để chống lại virus thực khi nhiễm bệnh.

Trong mấy chục năm nay, cách chế tạo này đã vô cùng phổ biến và được dùng để chế tạo vắc-xin chống các bệnh bại liệt, đậu mùa, thủy đậu, sởi, quai bị… Thế nhưng việc sản xuất vắc-xin như vậy chưa bao giờ đơn giản và nhanh chóng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp như lần đại dịch Covid-19 này.

Nếu phát triển theo cách thông thường, tuân thủ đầy đủ các quy trình thì cần ít nhất 1-2 năm để có thể sản xuất hàng loạt vắc-xin mới, thế nhưng tại sao nhiều công ty dược lại có thể nhanh chóng tạo được vắc-xin ngay trong năm 2020 khi dịch mới bùng phát trước đó vài tháng? Câu trả lời là họ áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới là dùng chính cơ thể người làm công xưởng sản xuất Vắc-xin.

Biến cơ thể người thành công xưởng Vắc-xin.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, thay vì tiêm cả virus vào cơ thể người thì họ có thể chỉ đưa vào một đoạn protein của chúng, qua đó kích thích hệ thống miễn dịch để sản sinh ra kháng thể. Những đoạn protein này hoàn toàn an toàn với cơ thể người mà không gây ra những rủi ro nhiễm bệnh hay tác dụng phụ.

Hàng loạt những hãng như Moderna, Mass hay BioNTech đã phát triển vắc-xin theo phương pháp mới này. Tuy nhiên thay vì chỉ tiêm những đoạn protein của virus, họ lại chủ động kích thích các tế bào cơ thể sản sinh ra kháng thể từ tác động bên ngoài. Cụ thể, những mũi tiêm chứa các đoạn mã khiến tế bào hiểu nhầm rằng chúng đang bị virus tấn công và sản sinh kháng thể theo ý muốn của chuyên gia.

Lấy ví dụ như hãng Moderna đang đi tiên phong trong việc sản xuất vắc-xin chống đại dịch, họ dùng mã gen mRNA-1273 khiến cơ thể sản sinh những đoạn protein mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để tấn công tế bào thường. Tuy nhiên mã gen này cũng như cơ chế sản sinh protein trên không gây hại cho cơ thể người bởi chúng không phải virus thật, thế nhưng cơ thể người lại nhanh chóng sinh ra kháng thể theo ý muốn của các nhà nghiên cứu.

Với sự an toàn này, những tình nguyện viên tiêm vắc-xin mang mã gen được phát triển nói trên sẽ không phải chờ đợi để xem có bị tác dụng phụ hay có phản ứng nào lạ hay không. Độ an toàn của vắc-xin cũng sẽ cao hơn do nó chỉ chứa các mã gen chứ không phải virus, qua đó đã giảm mạnh thời gian xét nghiệm và chờ đợi.

Hãng Moderna tiến tới giai đoạn 1 thử nghiệm trên người vào ngày 16/3/2020, tức là chỉ 63 ngày sau khi phát triển vắc-xin dạng mới này. Đến ngày 27/7/2020, tình nguyện viên đầu tiên trong số 30.000 người thử nghiệm đã được tiêm mũi thử trong đợt xét nghiệm cuối cùng. Chỉ 12 giờ sau đó, hãng BioNTech và Pfitzer cũng tuyên bố đang tiến hành những bước thử nghiệm cuối cùng cho vắc-xin chống covid-19.

Trong giai đoạn thử nghiệm 1 trên cơ thể người, cả Moderna và BioNTech đều khiến hệ miễn dịch của tình nguyện viên sản sinh kháng thể trung hòa virus, một tín hiệu vô cùng tích cực.

“Đây là phương pháp mới tạo vắc-xin rất hiệu quả, kháng thể trung hòa virus là tiêu chuẩn vàng cho vắc-xin ”, Giám đốc Viện nghiên cứu dị ứng và bệnh dịch quốc gia Mỹ Anthony Fauci nhấn mạnh.

Hãng Moderna đã nhận khoảng 955 triệu USD từ chính phủ Mỹ sau khi kỹ thuật mới có những bước tiến đột phá trong việc phát triển vắc-xin chống đại dịch lần này.

Tuy nhiên, hiệu quả thực sự khi sử dụng những vắc-xin dùng đoạn mã gen này vẫn chưa rõ ràng bởi từ trước đến nay chưa có sản phẩm nào tương tự được sản xuất và kiểm nghiệm rộng rãi. Bất chấp điều đó, hy vọng về vắc-xin chống đại dịch lần này đã khiến cổ phiếu của Moderna tăng giá gấp 3 lần từ đầu năm đến nay, đưa tổng giá trị thị trường của công ty lên khoảng 28 tỷ USD.

Kỹ thuật phát triển Vắc-xin này đã được nghiên cứu từ thập niên 1990

Trên thực tế, công nghiệp sử dụng các mã gen để biến tế bào cơ thể người trở thành công xưởng sản xuất vắc-xin đã được thử nghiệm từ đầu thập niên 1990. Vào năm 1993, các nhà nghiên cứu của hãng Merck&Co đã tiêm một đoạn ADN vào chuột khiến cơ thể chúng sản sinh các protein của bệnh cúm. Điều kỳ diệu là những chú chuột thí nghiệm này lại còn sản sinh kháng thể chống cúm, khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên bởi không hề nghĩ rằng vắc-xin có thể được tạo dễ dàng đến vậy.

Mặc dù vậy, việc tiêm mã gen vào cơ thể người là chuyện hoàn toàn khác bởi các chuyên gia cần biết chính xác số mã gen, loại mã gen cần thiết tác động vào các tế bào cơ thể người để chúng có thể bị “đánh lừa”. Bởi vậy trong nhiều năm kể từ thành công của năm 1993, các nhà nghiên cứu vẫn âm thầm tiến hành nhiều thí nghiệm mà chưa thể sản xuất vắc-xin theo cách mới.

Khi hãng Moderna tuyên bố có những bước tiến đột phá trong thử nghiệm vắc-xin vào ngày 18/5/2020, các chuyên gia trong ngành đã cảm thấy khá bức xúc, bởi hãng không công bố chi tiết, qua đó khó xác nhận tính hiệu quả thực tế của thí nghiệm. Dẫu vậy, cổ phiếu của Moderna vẫn tăng 20% trong ngày hôm đó.

Bên cạnh đó, việc virus SARS-CoV-2 tấn công vào nhiều phần của hệ thống hô hấp cơ thể người nên nhiều khả năng vắc-xin sẽ chỉ chống được phần nào mà không thể miễn dịch mãi mãi. Điều này xảy ra với cả vắc-xin được phát triển theo công nghệ cũ lẫn theo kỹ thuật mã gen mới. Do đó cộng đồng dân chúng có lẽ sẽ phải tiêm lại định kỳ vắc-xin khi liều cũ mất dần tác dụng theo thời gian.

Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng mua 100 triệu liều Vắc-xin của Moderna với giá 1,5 tỷ USD. Đồng thời chính quyền Washington cũng chi tới 1,95 tỷ USD mua 100 triệu liều Vắc-xin của hãng Pfizer.

Và kết quả như chúng ta đã thấy hôm nay, mong rằng đại dịch thế kỷ sẽ thật sự sớm kết thúc.

 

Tổng hợp

ILIXX APP Admin

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM