Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:33:37AM


 

Thách đấu tay đôi một mất một còn.

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 05/11/2020 | 12:38:43 AM
Lượt xem : 658




Trong nhiều thế kỷ, các quý ông Pháp thường muốn bảo vệ danh dự của mình bằng cách thách đố so tài cao thấp qua một cuộc đấu kiếm, bất chấp lệnh cấm của chính phủ về truyền thống này.

Ngày 12 tháng 5 năm 1627, vào khoảng hai giờ chiều, Bá tước Bouteville và Hầu tước Beuvron gặp nhau tại một quảng trường ở thủ đô Paris, với mục đích rõ ràng là để bảo vệ danh dự của mỗi bên. Là một kiếm thủ điêu luyện, chàng thanh niên 27 tuổi Bouteville là từng hạ gục nhiều đối thủ trong các trận đấu tay đôi, cho chầu trời ít nhất một nửa số đối thủ của mình. Có thể một trong những nạn nhân kế tiếp của Bá tước Bouteville là Hầu tước Beuvron, người trước đó đã dành hàng tháng trời để cố gắng dàn xếp một cuộc đấu tay đôi với bá tước Bouteville với ý định báo thù!

Tại điểm hẹn, hai người đàn ông cùng cởi bỏ áo khoác và bắt đầu cuộc đọ sức chiến đấu một mất mọt còn vì danh dự của mình. Vũ khí lúc đầu bằng kiếm và dao găm, sau đó mỗi bên chỉ với một lưỡi dao găm sắc bén. Cuộc đọ sức của họ kết thúc bằng một cuộc vật lộn, mỗi người đều cố cắm dao vào cổ họng của đối phương nhưng ngay tại thời điểm đó, cả hai cùng quyết định dừng tay lại. Mặc dù vậy, máu lại thực sự đổ ngay sau đó: Bạn bè của họ, những người đến chứng kiến ​​cuộc đấu tay đôi, đã bị lôi kéo vào một cuộc ẩu đả khiến một số chết, số còn lại bị thương. Theo lẽ thường cuộc đấu kiếm tay đôi là chính, song thường sau đó lại rơi vào tình cảnh hỗn loạn rồi dẫn đến đổ máu và chết người.

Tiếng hô vang “En garde!” và âm thanh rút kiếm đã trở nên phổ biến ở Paris cũng như tại các thành phố khác trên khắp nước Pháp. Phong tục này cũng phổ biến ở một số nước khác nhưng Paris dường như là thủ đô của tình trạng thách đấu kiếm tay đôi trên toàn Châu Âu. Vấn đề danh dự cá nhân đã ăn sâu vào ý thức quốc gia ở Pháp đến mức nó xuất hiện trong một số câu chuyện mang tính biểu tượng nhất của Pháp, chẳng hạn như truyện Ba chàng lính ngự lâm, được Alexandre Dumas viết năm 1844, lấy bối cảnh nước Pháp đang thời rực rỡ vào thế kỷ 17.

Các trận đấu kiếm bắt nguồn từ nhiều lý do, đôi khi hết sức vu vơ như phát sinh từ một cuộc gặp gỡ tình cờ mà hai bên không có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào. Ví dụ, vào năm 1613, một hiệp sĩ tên de Guise đang đi bộ dọc theo đường St. Honoré ở kinh thành Paris thì tình cờ phát hiện một người đàn ông, Nam tước xứ Luz, đang nói xấu cha mình. Guise rút ​​kiếm và kêu gọi Nam tước cũng làm như vậy. Nam tước là một ông già và hầu như không thể tự vệ trước Guise trẻ tuổi và nóng nảy, Guise đã giết Nam tước chỉ bằng một cú đâm. Theo tiêu chuẩn thời nay, cuộc chạm trán này giống như một vụ giết người hơn là một cuộc đấu kiếm tay đôi.

Một loạt các thủ tục thường gắn liền với các cuộc đấu tay đôi. Một trong số đó là thách đấu sơ bộ. Khi danh dự của một người đàn ông bị xúc phạm, anh ta có thể thách thức đề nghị đấu kiếm tay đôi bằng cách nói chuyện với đối thủ, tát tay hoặc gửi đến người kia một tin nhắn qua giấy viết tay. Ví dụ, sau khi chôn cất cha mình, con trai của Nam tước Luz đã cử cận thần của mình đến nhà De Guise để đưa một bức thư có nội dung: “Thưa ngài, ngài được mời để tôi vinh dự được gặp ngài với thanh kiếm trên tay, mong ngài nhận công lý cho cái chết của cha tôi. Quý ông này sẽ đưa ngài đến nơi mà tôi đang chờ đợi với hai thanh kiếm, trong đó ngài có thể chọn cái mình thích". Cuộc đọ sức diễn ra. Kết cuộc, Guise cũng tiễn luôn con trai của Nam tước Luz về bên kia thế giới theo cha.

Có một loạt các quy tắc không chính thức liên quan đến trang phục và vũ khí để đảm bảo công bằng, danh dự cho tất cả những người tham gia. Các đấu sĩ thường đấu kiếm trong bộ sơ mi mà thiết kế phần ngực của áo là nơi tiếp xúc với thanh kiếm của đối thủ. Mặc dù cấm mặc áo giáp, nhưng cũng có một số người đã cố gắng mặc đồ bảo vệ giấu bên trong lớp quần áo ngoài của họ khi giao đấu.

Loại vũ khí phổ biến nhất được lựa chọn là kiếm, do kiếm không gây ra sự cắt xén hoặc làm biến dạng khuôn mặt của đối thủ, kiếm có tính sát thương cao nhất trong tất cả các loại vũ khí. Ngược lại súng được coi là trái với phong cách quý tộc, không thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhưng nhiều trường hợp đấu tay đôi bằng súng cũng được ghi nhận, đặc biệt là vào cuối thế kỷ 17.

Một tính chất mới trong các cuộc đụng độ tay đôi chết người vào thế kỷ 17 là có sự hiện diện của “phe ta”, là những kẻ thứ ba đi cùng với các đấu sĩ để chứng kiến, giám sát đảm bảo các quy tắc được tuân thủ, mà trong trường hợp của Bouteville như kể trên, họ còn có thể cùng chiến đấu với nhau. Khi một kiếm sĩ muốn đánh bại đối thủ của mình, anh ta thậm chí có thể nhờ đến sự trợ giúp của một hay nhiều người trong phe mình đi cùng, tạo ra tình huống hai chọi một. Hành động này trái ngược với quan điểm mạnh được yếu thua, công bằng giữa hai người đàn ông với nhau. Viết vào nửa sau của thế kỷ 16, nhà viết tiểu luận vĩ đại Michel de Montaigne đã có ý kiến " … đó là cách làm của loại người hèn nhát nên mới đưa ra kiểu trợ chiến này... trước đây là những cuộc đấu kiếm tay đôi; bây giờ chúng là những cuộc giao tranh giữa các phe nhóm với nhau".

Khả năng xảy ra hỗn chiến giữa hai phe là rất cao, tuy nhiên cũng có nhiều giải pháp thay thế cho trận tử chiến để vừa có thể giữ gìn danh dự vừa có thể ngăn chặn thảm kịch. Ngoài cơ hội hòa giải trước khi tuốt kiếm, những người đấu tay đôi có thể chấp nhận hài lòng ngay khi một trong số họ bị thương nhẹ và thấy bên đối phương cũng “chảy máu đầu”. Nhiều cuộc đấu tay đôi kết thúc bằng cái chết của một hay nhiều người tham gia nhưng đôi khi nó cũng là một trò hề cốt để giữ thể diện nên các đối thủ có thể chấp nhận cùng hài lòng sau khi cả hai ra vài đòn đánh chiếu lệ.

Từ thông tin được cung cấp bởi nhà biên niên sử người Pháp giữa thế kỷ 17 là Tallemant des Réaux, người ta có thể tính rằng, trong số hàng trăm cuộc thách đấu tay đôi mà ông ghi lại, hơn một phần ba đã không diễn ra vì đã đạt được thỏa thuận trước đó. Trong số các trận đấu đã diễn ra, một nửa đã kết thúc bằng cái chết của một hoặc nhiều người.

Các nhà sử học khác cũng đã tính toán rằng trong thời trị vì của Vua Henry IV tại Pháp (1589-1610), có khoảng 10.000 cuộc đấu tay đôi đã diễn ra, trong đó 4.000 hoặc 5.000 người đã mất mạng. Cũng có một số "đấu sĩ" đã sử dụng thông lệ này làm vỏ bọc cho việc cố ý giết người. Ví dụ, một ông tên Chevalier d’Andrieux nào đó đã giết 72 người cho đến khi bị bắt, đem ra xét xử rồi sau đó bị hành quyết.

Trong suốt thế kỷ 17, nhà chức trách ngày càng có lý do để lo ngại trước sự gia tăng những cuộc chạm trán đổ máu chết người như vậy. Pháp luật đã trở nên chặt chẽ hơn, cấm hẳn việc đấu kiếm tay đôi bất chấp sự yêu thích của một số người đối với truyền thống này. Trường hợp Bouteville chẳng hạn, Bá tước Bouteville bị bắt ngay sau cuộc đấu tay đôi với Nam tước Beuvron, và sau đó bị Hồng y Richelieu tuyên án tử hình. Vua Louis XIV cũng đã ban hành sắc lệnh cấm thách đấu kiếm tay đôi vào cuối những năm 1600.

Từ khi có luật, tập tục này giảm dần nhưng nó vẫn tồn tại khá lâu sau đó.

Trận tử chiến sau cùng diễn ra ở Pháp vào năm 1967 khi René Ribière thách thức một chính trị gia đồng nghiệp vì cho rằng người này đã xúc phạm ông ta. Trong trận đấu này, hai bên cầm kiếm đồng ý dừng lại sau khi Ribière bị thương hai lần.

Bức tranh vô danh thế kỷ 17 tại Bảo tàng Carnavalet, Paris cho thấy những người bán hàng đang bận rộn công việc trong khi có hai tay đấu kiếm tử chiến trên cầu Pont Neuf ở Paris.

Place des Vosges ở Paris, một quảng trường được xây dựng từ năm 1605 đến năm 1612 là nơi diễn ra cuộc đọ sức nổi tiếng giữa Bá tước Bouteville và Hầu tước Beuvron năm vào 1627.

Truyện kể rằng giống như nhiều nhà quý tộc cùng thời, triết gia vĩ đại René Descartes cũng thành thạo nghệ thuật đấu kiếm và từng đánh nhau một trận nhớ đời. Sự việc diễn ra khi ông đang cố tán tỉnh một cô gái, rồi bất ngờ một tình địch đã tấn công ông khi họ đang đi cùng nhau. Trong cuộc đấu sinh tử này, tinh thần hiệp sĩ đã chiến thắng trong ngày đó. Sau khi tước vũ khí của tình địch, Descartes trả lại thanh kiếm cho người đàn ông lạ mặt rồi nói rằng, "Anh đã nợ cuộc sống của mình với người phụ nữ mà tôi vừa liều mạng vì cô ta".

Trong suốt thế kỷ 16, có một sự thay đổi quan trọng với loại kiếm được sử dụng trong các cuộc giao đấu. Loại kiếm cũ nặng nề đã bị vứt bỏ thay vào đó là loại kiếm liễu. Lưỡi kiếm nhẹ, thanh lịch và sắc nhọn, mỏng và dài hơn, có thể gây ra những vết thương chết người.

Năm 1662, Louis XIV ban hành một loạt sắc lệnh nhằm chấm dứt bạo lực hoành hành qua các cuộc thách đấu kiếm. Phù điêu mô tả dùng trang trí trần nhà trong Cung điện Versailles, dòng chữ “LA FUREUR DES DUELS ARRESTEÉ 1662 – TỪ 1662, ĐẤU KIẾM TAY ĐÔI SẼ BỊ BẮT”.

Có một giai thoại kể rằng, có một nhà quý tộc Pháp, người sau này trở thành Hồng y Retz, đã kể lại kỷ niệm của mình thuở còn thanh niên tuổi 20, có một lần ông đã thách đấu với một người đàn ông là tình địch của mình. Lời tường thuật sống động của Hồng y Retz về cuộc đấu tay đôi tiết lộ cách ông xoay sở chiến đấu để giữ lấy danh dự của mình: “Cả hai chúng tôi đã đấu với nhau vào sáng hôm sau. Sau khi tung ra một cú đâm lướt qua ngực tôi, anh ta tiếp cận vào tôi, anh ta buông kiếm rồi vật tôi xuống đất. Tôi cố lấy kiếm của mình găm vào bụng anh ta nhưng anh ấy khỏe hơn, anh ta ghì chặt cánh tay tôi khiến tôi không thể. Chúng tôi giữ nguyên như vậy cho đến khi anh ấy nói "Hãy đứng dậy. Không vinh dự gì trong cuộc giao đấu như thế này. Anh bạn là một thanh niên dũng cảm, anh sẽ nhận được lòng kính trọng của tôi…"

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM