History: 8000 năm thương mại toàn cầu
Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 24/01/2020 | 09:26:57 PM
Lượt xem : 793
Trải qua hơn 8.000 năm, lịch sử phát triển giao thương giữa các lục địa đã thúc đẩy sự hình thành các con đường buôn bán quốc tế. Những tuyến đường thương mại liên lục địa này để lại dấu ấn lâu dài trong các nền văn minh trên thế giới mà ngày nay, trong một số trường hợp chúng ta vẫn thấy chúng còn tồn tại. Dưới đây là 18 loại hàng hóa đã định hình nền kinh tế toàn cầu từ thời tiền sử cho đến ngày nay.
Rượu
6 ngàn năm trước Công nguyên tại Georgia (Nam Âu Châu).
Dấu vết sớm nhất của rượu vang là từ vùng Georgia, nơi rượu được sản xuất và chứa trong các bình đất nung to lớn được chôn trong lòng đất để giữ mát. Nhưng để buôn bán, rượu phải được vận chuyển. Vào thời đại đồ đồng, rượu vang lần đầu tiên được đựng trong những bình gốm gọi là amphorae, loại bình có tay cầm gần cổ, được đậy kín bằng sáp.
Hổ phách
4 ngàn năm trước Công nguyên tại Ba Lan, Litva, Latvia.
Từ khoảng 3500-2500 năm trước Công nguyên, đã có những thương vụ buôn bán hổ phách sôi động từ bờ biển Baltic ở Bắc Âu chạy dài đến tận vùng Nam Âu Châu. Hổ phách - là nhựa cây còn sót lại từ các khu rừng thời tiền sử, trong hổ phách thường có côn trùng bị lẫn hoặc thực vật – Vùng Baltic, hổ phách có rất nhiều, rất phong phú đa dạng, được đánh giá cao cho mục đích trang trí ở phía nam Châu Âu dọc theo Địa Trung Hải và ven biển Adriatic, nơi mà thứ này không có. Nhu cầu về những viên đá hổ phách này tăng cao đến mức dẫn đến việc làm hổ phách giả vào đầu những năm 2000 trước Công nguyên.
Gia vị
1 ngàn năm trước Công nguyên Ấn Độ, Indonesia.
Trong nhiều thế kỷ, việc buôn bán gia vị tập trung quanh Ả Rập, lúc này các thương nhân đã biết sáng tác, kể ra những câu chuyện về nguồn gốc các món đồ gốm do họ mang đến trao đổi mua bán. Gia vị là một trong những sản phẩm thực sự được giao dịch toàn cầu đầu tiên, mở đường cho mạng lưới giao thương như chúng ta thấy ngày nay.
Lụa
200 năm trước Công nguyên tại Trung Quốc.
Được xem là một trong những tuyến đường thương mại toàn cầu đầu tiên - Con đường tơ lụa - thực sự là một mạng lưới của nhiều con đường - chạy từ Trung Quốc đến Rome. Nó bắt đầu hình thành khi các thương nhân buôn tơ lụa từ Trung Quốc tìm cách trao đổi các sản phẩm vải lụa có giá trị của họ để lấy những con ngựa to lớn mạnh mẽ ở Trung Á. Thời hoàng kim của con đường tơ lụa kết thúc vào khoảng thế kỷ 15 sau Công nguyên, khi các thương nhân từ phương Tây tìm ra các tuyến đường biển giúp vận chuyển hàng hóa đến phía đông nhanh hơn.
Thủy tinh
100 năm trước Công nguyên tại Ai Cập, Do Thái, Syria.
Hạt thủy tinh được sản xuất trong nhiều thiên niên kỷ ở châu Phi, nhưng được sử dụng phổ biến trong thương mại vào thời kỳ Hồi giáo thịnh trị. Hạt thủy tinh là một hình thức tiền tệ, có giá trị cao nhờ vẻ đẹp của nó. Khi công nghệ thổi thủy tinh được phát triển ở Syria vào khoảng 100 năm trước Công nguyên, các vật dụng làm bằng thủy tinh mới trở nên phổ biến dần trong cuộc sống hàng ngày.
Giấy
Thế kỷ thứ 2 tại Trung Quốc.
Giấy được sản xuất lần đầu tiên ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Vật liệu này đã làm thay đổi mãi mãi cách chúng ta giao tiếp, giấy đóng góp vào việc phát triển ngôn ngữ khả năng đọc và viết. Giấy đóng vai trò không kém phần quan trọng, tựa như sản phẩm bằng nhựa ngày nay vậy.
Muối
Thế kỷ thứ 5 tại Ma-rốc, Ý, Đức
Khắp các nền văn hóa, có một nhu cầu rất lớn về tiêu thụ muối – muối được sử dụng trong thực phẩm và trong y học cổ truyền – muối đã thúc đẩy phát triển hình thành các tuyến thương mại đường dài trong nhiều thiên niên kỷ. Một số tuyến đường thương mại đã giúp cho muối được tiêu thụ mạnh vào thời kỳ cuối của Đế chế La Mã cũng như trong suốt thời Trung cổ, từ Via Salaria ở Ý đến Old Salt Road ở Đức. Trong thế kỷ thứ 5, cũng có các tuyến đường từ Ghana trải dài về phía bắc băng qua sa mạc Sahara, đến Morocco để buôn bán muối, cùng với muối, vàng cũng đến từ các quốc gia ở phía nam như Ghana.
Vàng
Thế kỷ thứ 7 tại Ghana, Ma-rốc.
Ở Tây Phi thời trung cổ, nửa phần còn lại của buôn muối là vàng. Được biết vàng có trữ lượng lớn ở Ghana và Mali, vàng có rất nhiều, lộ ra trên đất kể cả dưới lòng sông. Có các đoàn lữ hành hàng năm vận chuyển vàng bằng lạc đà đi qua sa mạc. Ngày nay có một số ít thương nhân vẫn đi theo hành trình này. Tuy buôn bán vàng xảy ra trên khắp vùng sa mạc Sahara rộng lớn nhưng số lượng tương đối ít. Đến thế kỷ 14 khi hoàng đế Mūsā I của Mali du hành tới Cairo ở Ai Cập cùng với một tấn vàng, từ đó ông mới là người nổi tiếng nhất nếu nói về chuyện buôn vàng thời đó.
Trà
Thế kỷ 9 tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Camellia sinensis – Tên khoa học của cây trà – cây trà phát triển mạnh ở khắp Trung Quốc, Ấn Độ và Sri Lanka. Một truyền thuyết của Trung Quốc kể rằng vào thời cổ, Vua Thần Nông khi đang ngồi dưới một gốc cây thì lá của cây trà theo gió rơi ngay vào ấm nước đang đun. Nhà Vua uống và phát hiện ra các dược tính độc đáo của lá trà, làm ông sảng khoái, tâm trí trở nên minh mẫn. Vào thế kỷ thứ 9, trà đã vượt ra khỏi Trung Quốc khi nó được sử dụng ở Nhật Bản như một thức uống dành cho các tăng lữ và tầng lớp thượng lưu. Sau đó, vào khoảng thế kỷ 17, thức uống này mới trở nên phổ biến ở châu Âu.
Whisky
Thế kỷ 12 tại Ireland, Scotland.
Ireland và Scotland cùng tranh giành danh hiệu là nơi khai sinh loại rượu Whisky, đây vẫn mãi là một câu hỏi không có lời giải đáp. Ngày nay, trình độ sản xuất rượu whisky tại Scotland vượt xa Ireland. Whisky của Scotland đạt đến danh tiếng quốc tế ít có loại rượu nào sánh bằng.
Cam
Thế kỷ 15 tại Tây Ban Nha, Ấn Độ, Trung Quốc.
Nguồn gốc trái cam không phải ở các khu rừng tại Florida, mà là ở chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cam được đưa đi xa đến tận vùng Địa Trung Hải vào khoảng thế kỷ 15, rất có thể bởi người Ý hoặc Bồ Đào Nha. Ăn cam giúp thủy thủ của các chuyến tàu hàng tránh khỏi bệnh ghẻ lở, chắc vì vậy mà các thủy thủ trồng loại trái có múi này dọc theo bờ biển các tuyến hải hành của họ, giúp cho việc buôn bán và truyền bá cam ra khắp thế giới được thuận lợi.
Cà phê
Thế kỷ 15 tại Ethiopia, Yemen.
Cây cà phê bắt đầu được canh tác một cách nghiêm túc vào khoảng thế kỷ 15. Kể từ đó, cà phê đã tác động đến hàng loạt cuộc cách mạng văn hóa ẩm thực, từ các quán cà phê bên Châu Âu vào thế kỷ 17, các quán cà phê espresso của Ý, cho đến các cửa hàng bán cà phê thượng hạng trải từ London đến tận Thượng Hải ngày nay.
Hoa
Thế kỷ 17 tại Hoà Lan
Hoà Lan là trung tâm của thương mại hoa trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, các quốc gia như Kenya càng gia tăng cạnh tranh với tư cách là nhà sản xuất. Hoa mang lại việc làm và phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn là nơi đời sống người dân vẫn còn thiếu thốn, nhờ hoa mà họ đã có hội làm mọi thứ trở nên tốt hơn.
Xe đạp
Thế kỉ 19 tại Pháp.
Một trong những mẫu xe đạp đầu tiên mang tên Velocipede, xe không có phanh. Xe đạp đã phát triển thành một trong những phương thức vận chuyển phổ biến nhất thế giới.
Chất bán dẫn
Thế kỉ 19 tại Hoa Kỳ, Anh.
Ý tưởng đằng sau chất bán dẫn - một phần thiết yếu làm nên các bo mạch điện tử - được phát hiện vào năm 1833, ứng dụng đầu tiên vào năm 1904 khi làm ra được diode bán dẫn dùng trong chiếc Radio đầu tiên, đặt nền móng cho điện toán hiện đại. Sự bùng nổ của thương mại chất bán dẫn đã thay đổi gần như tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.
Tua bin gió
Thế kỉ 19 tại Hoa Kỳ, Scotland.
Không chỉ có những chiếc thuyền buồm, bơm nước và hay cỗ máy xay mà từ thời xa xưa, con người đã biết khai thác gió để lấy năng lượng. Các tuabin đầu tiên khai thác năng lượng gió tạo ra dòng điện đã được phát minh ở Mỹ và Scotland vào năm 1887 thế kỷ 19. Ngày nay, hơn 515 Gigawatt điện được tạo ra từ năng lượng gió, chiếm 4% nguồn cung cấp điện cho toàn thế giới.
Túi xách
Thế kỷ 20 tại Ý, Trung Quốc.
Trong thế kỷ 20, khi nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, túi xách trở nên một thứ không thể thiếu, dẫn đến sự gia tăng thương mại túi da thủ công.
Đồng hồ
Thế kỷ 20 tại Anh, Thụy sĩ.
Nữ hoàng Elizabeth I đã từng được tặng một chiếc đồng hồ đeo tay làm từ thế kỷ 16. Đồng hồ trở nên phổ biến một phần nhờ chiến tranh, khi các cuộc diễn tập, hoạt động quân sự cần phải được lên kế hoạch và phối hợp hành động với độ chính xác về thời gian. Vào giữa thế kỷ 19, người Thụy Sĩ thống trị thị trường đồng hồ, họ sản xuất chủ yếu là loại đồng hồ pocketwatch, thường được gọi là đồng hồ quả quít. Đồng hồ đã chiếm lĩnh thị trường đại chúng vào đầu thế kỷ 20, sau khi những người lính trở về từ Thế chiến thứ nhất đã giúp đồng hồ trở thành một món hàng thời thượng khi đó.
APP ILIXX Admin.