Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 04:50:11AM


 

Bảo kê làm ăn kiểu Mỹ.

Tài khoản đăng : OH! NGON
Đăng : 19/10/2024 | 05:32:37 PM
Lượt xem : 44




Tưởng không ăn nhập gì với đề tài tui viết ra đây nhưng cũng xin kể ra: Vùng Orange County nói chung với 200.000 người Việt, có khá nhiều siêu thị chợ Việt tập trung nhiều nhất là tại TP. Westminster, nhưng có đến 99% các mặt hàng thực phẩm nói chung, bày trên kệ nhãn ghi rõ tiếng Việt nhưng Made in Thailand hoặc có xuất xứ Thailand. Số 1% còn lại đếm trên đầu ngón tay, lác đác thấy có Vinacafé, G7 Trung Nguyên, Đậu phọng Tân Tân, nói chung ít được người tiêu dùng chiếu cố.

Một vấn đề khác, nguyên liệu chính thịt cá lẫn phụ gia không thuần Việt nên các món ăn Việt dù làm tại nhà hay được bán ở quán như Bún, Phở, Cơm, Cuốn, Cháo, Chè, Bánh v.v… đều không mang hương vị quê nhà nếu không muốn nói thẳng ra là ăn … dở tệ nhưng bà con vẫn chiếu cố ầm ầm vì không có đường nào ngon hơn được.

Tui chỉ đề cặp chút chuyện ngoài lề tới đây thôi chứ không đủ trình độ bàn sâu về chuyện ăn uống, mục đích để bạn thấy rằng cơ hội làm ăn ở Mỹ là không hề nhỏ.

Ở Mỹ chuyện mở một Cơ sở kinh doanh hoặc thành lập một Doanh nghiệp nhỏ là điều hết sức dễ dàng nhanh chóng nhất là khi bạn là công dân Mỹ. Nhưng sẽ không dễ dàng như bạn từng nghe đồn “ở Mỹ làm ăn dễ lắm bởi nó là thị trường khổng lồ 300 triệu dân (thu nhập bình quân đầu người 65,000 usd/năm đó). Nhưng tui bảo đảm rằng không ai nói cho bạn biết chuyện không dễ là gì và tại sao lại không dễ, và nhất là làm ăn ở Mỹ lạng quạng sẽ rất dễ bị kiện, nếu thua kiện phải bồi thường là coi như banh xác. Nhưng để kiện được thì cũng không phải chuyện dễ!

Bỏ qua chuyện giấy phép hành nghề, tay nghề, vốn liếng, thời gian v.v… là những thứ tui không bàn đến ví đó là những điều kiện tất yếu ban đầu phải có, làm ăn ở Mỹ có 2 chuyện không thấy xảy ra ở bên ta, đó là tự giác mua Bond và bắt buộc phải mua Bond. Tui chia sẻ bài viết này nhằm mục đích nói về Bond để những người quen làm kinh doanh ở bên ta thử coi Bond là cái gì và coi nó lợi hại ra sao.

Dịch qua tiếng Việt, Bond là trái phiếu; Không biết bên ta có thứ gì giống nó không nhưng tui thấy cách vận hành của nó không giống như cái trái phiếu ở xứ mình. Bond ở Mỹ hết sức đơn giản lẹ làng, phổ biến như đi chợ, chẳng cần Bang hay Liên bang nhảy vô can thiệp, tui hổng có chút kiến thức gì về lãnh vực tài chánh nhưng căn cứ vào cách vận hành của nó tui tự đặt cho nó cái tên, tuy có hơi dài dòng, đó là: TRÁI PHIẾU BẢO LÃNH BỒI THƯỜNG DÂN SỰ - Ở Mỹ, đối với Cơ sở kinh Doanh hay Doanh nghiệp nhỏ, Bond là thứ hết sức phổ biến và dĩ nhiên sẽ cần thiết trong nhiều trường hợp.

Theo cách nghĩ của tui, Bond là một sự “đảm bảo mạnh mẽ” rằng doanh nghiệp của bạn (tại Mỹ) sẽ thực hiện (hoặc luôn nhận được) những cam kết như đã thỏa thuận giữa bạn với khách hàng (hay với đối tác).

Một thí dụ đơn giản dễ hiểu: Bạn là chủ một trường dạy làm nails (bạn đã mua Bond nên bạn là bên chính chủ sở hữu Bond); Một ngày kia có một học viên cho biết rằng cô ta đã ghi danh học một khóa làm nails tại trường của bạn và đã thanh toán trước học phí từ cả tháng trước, nhưng vẫn không được nhà trường thông báo cho học khóa nào; Mặc dù cô đã liên hệ nhưng đến nay nhà trường chưa xem xét đến trường hợp của cô; vậy thì người học viên đó (tức bên được bảo lãnh) có quyền nộp đơn khiếu nại đến Doanh nghiệp nơi đã bán Bond (tức bên bảo lãnh) cho nhà trường, và cô yêu cầu Doanh nghiệp này hoàn trả học phí cho cô. Người học viên kia sẽ được bên bảo lãnh xác minh rồi được hoàn trả toàn bộ học phí mà cô đã đóng trước đó cho nhà trường, số tiền này được lấy từ Trái phiếu bảo lãnh (Bond) của trường đã mua của Doanh nghiệp.

Có nghĩa bên bảo lãnh đã tạm thời thay mặt bên chính chủ sở hữu Bond hoàn trả số tiền hoc phí kia cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, sau đó bạn hay nhà trường tức bên chính chủ sở hữu Bond cần phải hoàn số tiền học phí đã được cho mượn tạm kia trả lại cho Doanh nghiệp nơi đã bán Bond cho bạn.

Một thí dụ khác: Công ty xây dựng của bạn (đã mua Bond, là bên chính chủ sở hữu,) nhận thiết kế xây dựng một sân khấu ca nhạc cho một khách hàng nhưng sau đó vì lý do gì đó công ty xây dựng của bạn không hoàn thành được công việc này; Khi đó khách hàng kia (bên được bảo lãnh) có thể nộp đơn tại Công ty nơi đã bán Bond (bên bảo lãnh) cho bạn, yêu cầu được bồi thường tiền vì lý do Công ty xây dựng của bạn không hoàn thành sân khấu theo đúng như cam kết. Sau khi điều tra dẫn đến kết quả đúng sự thật, khách hàng kia sẽ nhận được khoản bồi thường từ Công ty bán Bond. Dĩ nhiên khách hàng này có thể sử dụng khoản tiền bồi thường này để thuê một công ty thiết kế khác hoàn thành công việc dở dang của Công ty bạn.

Về trách nhiệm sau đó, Công ty xây dựng của bạn phải hoàn số tiền đã được tạm ứng bồi thường kia trả lại cho Công ty đã bán Bond cho bạn, do họ đã thay mặt bạn hoàn tất bồi thường cho vị khách hàng từ việc sở hữu Bond mà bạn đã mua của họ.

Như bạn thấy, Bond đóng vai trò quan trọng vì đã thay bạn giúp hoàn trả tiền hoặc bồi thường thay cho bạn, để bảo vệ uy tín cho trường (của bạn) cũng như cho Công ty xây dựng (của bạn) trước mỗi khách hàng. Bằng cách mua Bond (sự ràng buộc giữa 3 bên), trong mọi trường hợp, khách hàng luôn được đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tuân thủ thực hiện mọi cam kết một cách nghiêm chỉnh nhất từ tài chính cho đến công việc, nếu bạn làm sai, khách hàng của bạn (bên được bảo lãnh) sẽ được bên thứ 3 (bên bảo lãnh) khách quan bồi thường thỏa đáng.

Tuy nhiên bạn vẫn không chắc rằng Cơ sở kinh doanh của mình có nên cần Bond hay không?

Vậy thì dưới đây bạn sẽ biết tại sao các cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ thường phải cần Bond.

1/ Trái phiếu là điều kiện bắt buộc để thực hiện hầu hết các hợp đồng.

Bond cho phép đối tác của bạn thấy được khả năng mà trong đó các khoản đầu tư của họ sau khi đổ vào doanh nghiệp nhỏ của bạn sẽ luôn được “Bảo vệ”. Đó là lý do tại sao bạn luôn mong gặp được những đối tác lớn đặt ra điều kiện cần bạn phải có Bond (để họ được bảo kê) và ở chiều ngược lại dĩ nhiên bạn cũng yêu cầu phía đối tác cũng có bond (để bảo kê lại cho bạn). Yêu cầu Bond này sẽ được nêu trong hợp đồng hợp tác, ràng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khách hàng đối tác. Mở rộng thêm, cả Trái phiếu bảo lãnh (Bond) lẫn Bảo hiểm (Insurance) đều là những khoản quan trọng cho cả hai bên cùng hiểu rằng họ đều là những doanh nghiệp đáng tin cậy và hết sức uy tín.

Với Bond, khách hàng đối tác của bạn sẽ được đảm bảo rằng tiền của họ sẽ được bảo đảm không “biến mất” sau khi đầu tư vào cho bạn (không bị thụt két, mua sắm sai mục đích…); Ngược lại trong bất kỳ hoàn cảnh bất lợi nào dù chủ quan hay khách quan đơn phương xảy ra trong nội bộ của đối tác, khi đó doanh nghiệp của bạn vẫn nhận đủ những cam kết đầu tư mà không bị “xù” giữa chừng - Dòng vốn đầu tư tài chính hoặc thiết bị … vẫn đổ về từ Trái phiếu bảo lãnh Bond mà đối tác đã mua, giúp Doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển như đã định.

2/ Ở Mỹ, hầu hết các tổ chức chính phủ đều yêu cầu Doanh nghiệp phải có trái phiếu Bond, trước khi họ đến làm việc với doanh nghiệp đó với mục đích mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công nghệ; hoặc tài trợ nghiên cứu chẳng hạn, vậy nên theo tui nhận định, giá trị của Bond như vậy là “VƯỢT XA BẢO HIỂM”cho nên muốn có nó chắc không phải chuyện đơn giản.

 

Tui, Oh! Ngon

 

Phần 2: Một số loại Bond phổ biến, giá bao nhiêu ?

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM