Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 04:34:42AM


 

Lithium

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 24/05/2022 | 03:43:48 PM
Lượt xem : 387




Salton Sea là một cái hồ chết nằm ở phía nam California gần biên giới Mexico. Hình thành ngẫu nhiên vào năm 1905 khi nước sông Colorado tràn qua và làm ngập một lưu vực, Salton Sea từng trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hơn cả công viên quốc gia Yosemite, thu hút nam thanh nữ tú trong đó có cả một cái tên lừng danh - Frank Sinatra. Nhưng rồi Salton Sea chết dần. Nó là một cái hồ nội sinh, có nghĩa là nước của nó không bao giờ xả ra đại dương; chúng thấm xuống đất hoặc bay hơi. Điều này khiến Salton Sea có độ mặn cực cao, hơn cả nước biển Thái Bình Dương. Môi trường trở nên độc hại, Salton Sea không còn hấp dẫn nữa. Giờ đây, Salton Sea có thể lại hồi sinh vì bên dưới lòng hồ có một thứ mà nước Mỹ đang cần.


Salton Sea đã được chú ý vài năm gần đây, khi chính quyền California thực hiện những dự án cứu môi trường. Năm 2018, California thành lập Chương trình Quản lý Salton Sea. Cơ quan Tài nguyên Thiên nhiên của tiểu bang công bố kế hoạch 10 năm để biến môi trường quanh Salton Sea bớt độc hại; đồng thời đưa nước từ vùng biển Cortés, khử muối rồi bơm vào hồ. California cũng cam kết tài trợ hơn $270 triệu để thực hiện các dự án cải thiện môi trường sống, ngăn bụi và xử lý nước; chưa kể $220 triệu khác trong khuôn khổ dự án ứng phó hạn hán; cũng chưa kể Dự án Bảo tồn Môi trường sống trị giá $206 triệu… Và trong nhiều cái chưa kể liên quan đến Salton Sea, điều chưa kể này mới thật sự thú vị: bên dưới Salton Sea, có rất nhiều lithium.

 

Lithium - một kim loại mềm có màu trắng bạc thuộc nhóm kim loại kiềm, được ứng dụng trong vô số kỹ thuật phục vụ đời sống, đặc biệt trong công nghệ chế tạo pin cho điện thoại di động và xe điện - chính là thứ đang được tìm thấy rất nhiều bên dưới Salton Sea. Thời điểm hiện tại, Mỹ nhập cảng gần như toàn bộ “vàng trắng” lithium.

 

Wall Street Journal ngày 5-2-2022 cho biết, ba công ty, trong đó có công ty thuộc sở hữu tập đoàn Berkshire Hathaway Inc của ông trùm Warren Buffett, đang thúc đẩy kế hoạch khai thác lithium ở Salton Sea. Giá lithium gần đây vọt lên với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm do sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và nhu cầu tăng mạnh từ các nhà sản xuất xe điện. Theo ước tính của Ủy ban Năng lượng California, Salton Sea có khả năng mang lại sản lượng 600.000 tấn lithium carbonate một năm - nhiều hơn cả sản lượng toàn cầu của ngành công nghiệp khai thác lithium vào năm 2021. Nếu việc khai thác lithium tại Salton Sea được thúc đẩy, khu vực này có thể tạo ra hàng nghìn việc làm.

 

Imperial County - nơi có hồ Salton Sea, được xem là xứ khỉ ho cò gáy với dân số 180.000 người, lâu nay phụ thuộc vào ngành nông nghiệp nhiều biến động và mức lương thấp - tỷ lệ thất nghiệp là 14,7% (tính đến Tháng Mười Hai 2021), so với 6.5% của tiểu bang. Tỷ lệ nghèo 20% tại Imperial County là tỷ lệ cao thứ tư trong 58 county của California.

Sự hăm hở khai thác lithium tại Salton Sea bắt đầu từ năm 2017 sau khi Ủy ban Năng lượng California trao các khoản tài trợ để giúp thúc đẩy quy trình khai thác lithium. Berkshire Hathaway Energy, hiện đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tại một trong số 10 nhà máy địa nhiệt của họ, đã nhận được $6 triệu. Một công ty nữa cũng nhận được tài trợ $2,5 triệu từ chính quyền tiểu bang là EnergySource Minerals. Trong khi đó, công ty năng lượng San Diego cho biết họ có kế hoạch động thổ nhà máy lithium vào cuối Tháng Sáu 2022 và có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2024.

Nhà máy EnergySource Mineral.

Chuyển đổi nguyên tố Lithium thành hóa chất dùng trong công nghệ sản xuất pin là một thử thách lâu dài và tốn kém. Hiện tại, lithium chủ yếu được sản xuất bằng cách khai thác mỏ đá cứng, đặc biệt ở Úc và Trung Quốc. Ở Nam Mỹ, nước muối được bơm lên khỏi mặt đất, chờ bay hơi, để lại lithium. Để khai thác lithium trực tiếp từ lòng hồ Salton Sea, theo lý thuyết, thợ mỏ phải khoan sâu hàng trăm thước vào lòng đất, đưa nước muối tồn tại tự nhiên lên bề mặt. Sau đó sẽ sử dụng công nghệ hóa học để tách lithium ra khỏi mớ hỗn hợp chứa “tùm lum thứ” khoáng chất trong môi trường được làm nóng đến 300 độ C. Hồ Salton Sea đặc biệt mặn và giàu magnesium, kẽm, silicon cùng đủ thứ khoáng chất khác điều này làm cho việc trích xuất lithium trở nên khó khăn hơn.

 

Với các nhà khai thác, công nghệ chưa hẳn là điều quan tâm. Đáng lo hơn là sự chống đối của địa phương. Tháng Chín 2021, một số cộng đồng người da đỏ đã kéo nhau xuống đường biểu tình. Họ nói rằng việc khai thác lithium có nguy cơ làm cạn kiệt các dòng suối trên những mảnh đất tổ tiên của họ nếu chẳng may người ta khoan “thủng” con suối. Một thách thức nữa đối với các nhà sản xuất lithium là họ vẫn chưa tính toán được hết chi phí của công nghệ chiết xuất nếu sản xuất cho thương mại. Việc xác định mức chi phí cho những dự án như thế này là rất khó. Yuen Low, nhà phân tích tại Liberum cho biết: “Các công ty cần xác định lượng nước muối được chiết xuất, với tỷ lệ bao nhiêu và loại lithium nào, trong thời gian bao lâu và bao nhiêu hàm lượng lithium có thể được thu hồi”. Những thập niên gần đây, dù người ta thử nghiệm thành công việc sử dụng nhiệt độ cao và acid sulfuric để tách nikel ra khỏi quặng, nhưng khi áp dụng quy mô thương mại thì lại gặp trở ngại.

 

Như nói ở trên, Salton Sea đã rơi vào tình trạng suy tàn nửa thế kỷ qua. Các nhà khoa học cho biết, dòng chảy từ các hoạt động nông nghiệp xung quanh đã trộn lẫn nước với phân bón và thuốc trừ sâu trong khi lượng nước tự nhiên giảm và lượng bốc hơi cao làm tăng độ mặn của Salton Sea lên hơn gấp đôi so với nước biển. Gần như chẳng loài có nào có thể sống nổi ở Salton Sea, thậm chí cả chim chóc quanh vùng. Salton Sea còn hăng hắc mùi lưu huỳnh. Nền kinh tế địa phương tập trung vào nông nghiệp nhưng tình hình ngày càng điêu đứng, đặc biệt khi người ta dời việc sản xuất cà chua sang Mexico.

 

Imperial County từng là trọng tâm của một số kế hoạch phát triển. Đầu những năm 2000, giới đầu cơ ùn ùn đổ về để tìm kiếm mỏ kẽm dưới lòng hồ. Bất ngờ, giá kẽm giảm, “dân kẽm” lẳng lặng chuồn, kéo theo sự “mất hứng” của bà con địa phương vốn hy vọng “ngọn gió kẽm” có thể làm họ đổi đời.

 

Lần này, nhiều người tin rằng lithium sẽ làm Salton Sea nói riêng và Imperial County nói chung bừng dậy sức sống. Nhu cầu lithium ngày càng cao, Bank of America dự báo nhu cầu lithium tăng trung bình hàng năm là 28% từ nay đến năm 2025. Hiện có 14 dự án lithium đã qua giai đoạn thăm dò ở Trung Quốc, Úc, Đức và Bắc Mỹ. Nhà điều phối Vulcan Energy Resource của Úc cho biết họ đã bán hết sạch sản lượng theo kế hoạch khai thác trong 5 đến 6 năm đầu tiên từ nhà máy địa nhiệt lithium của mình ở Đức, cho các nhà sản xuất xe hơi Volkswagen AG và Renault SA, và nhà sản xuất pin LG Energy Solution Ltd.

 

Nhà máy đầu tiên của Vulcan ở thung lũng Rhine (Đức) sẽ bắt đầu chạy hết công suất vào năm 2024 - cùng thời điểm với kế hoạch của EnergySource tại California; tương tự công ty Controlled Thermal Resources Ltd (CTR), nơi đã khoan hai giếng sâu hơn 2.000m và ước tính có thể cung ứng khoảng 300.000 tấn lithium carbonate mỗi năm, đủ để cung cấp điện cho một triệu ngôi nhà. Tháng Bảy 2021, đại gia xe hơi General Motors đã công bố khoản đầu tư hàng triệu đôla vào CTR để có thể được quyền ưu tiên xài lithium của công ty này.

 

SQM

Vốn hóa thị trường: 6,44 tỷ USD

Doanh thu: 1,86 tỷ USD

Nhân viên: 5.741

Công ty hóa chất Chile, Sociedad Quimica y Minera de Chile - hay còn gọi là SQM sản xuất Lithium Carbonate và Lithium Hydroxide tại các bãi muối vùng Salar de Atacama ở miền Bắc Chile. Năm 2021, SQM đã báo cáo công suất 70.000 tấn Lithium Carbonate.

Công ty Mineral Resources

Vốn hóa thị trường: 6,98 tỷ USD

Doanh thu (2019): 1,16 tỷ đô la

Nhân viên: 3.100

Từ Applecross Tây Úc, Mineral Resources tiến hành khai thác mỏ lộ thiên bao gồm Quặng sắt và Lithium cũng như chế biến Lithium Hydroxide. Dự án Lithium Mt. Marion của họ là một liên doanh cùng với Neometals Ltd và Jiangxi Ganfeng Lithium Co. Ltd, có công suất ước tính khoảng 450.000 tấn mỗi năm.

 

Tianqi Lithium

Vốn hóa thị trường: 11,73 tỷ USD

Doanh thu (2019): 748 triệu USD

Nhân viên: 1.851

Gã khổng lồ Tianqi Lithium của Trung Quốc kiểm soát gần một nửa sản lượng Lithium của thế giới, sở hữu 51% cổ phần trong mỏ Greenbushes ở Tây Úc, mỏ Lithium đang hoạt động lớn nhất trên thế giới. Hiện đang trong quá trình mở rộng, ước tính rằng mỏ Greenbushes sẽ cung cấp hơn 160.000 tấn mỗi năm.

 

Albemarle

Vốn hóa thị trường: 18,38 tỷ USD

Doanh thu (2019): 3,589 tỷ USD

Nhân viên: 6.000

Công ty sản xuất hóa chất Albemarle của Mỹ là nhà cung cấp pin Lithium lớn nhất thế giới cho xe điện. Họ sở hữu 49% mỏ Greenbushes nói trên cùng với một mỏ ở Nevada và một ở Chile.

 

Jiangxi Ganfeng Lithium Co., Ltd

Vốn hóa thị trường: 24,34 tỷ USD

Doanh thu (2019): 767,5 triệu USD

Nhân viên: 4.844

Có trụ sở tại Trung Quốc, Ganfeng Lithium là công ty khai thác Lithium lớn nhất trên thế giới. Sản phẩm của họ được sử dụng trong xe điện và cả trong dược phẩm lẫn hóa chất. Với nguồn tài nguyên khoáng sản ở Úc, Argentina, Mexico và Trung Quốc, Ganfeng Lithium sản xuất Lithium ở dạng kim loại và dạng hợp chất như Florua và Clorua.

 

Vai trò và vị trí lithium trong thế giới hiện đại là mang tính chiến lược. Nắm lithium trong tay là “nắm” được một phần thế giới.

 

Tổng hợp

ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM