Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 06/10/2024 | 12:54:35PM


 

Không mặc quần mới đúng là Táo

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 25/01/2022 | 06:28:28 PM
Lượt xem : 530




Chuyện xưa kể rằng: Có một người đàn bà kia vì không còn ưng người chồng đang chung sống nên bỏ đi lấy người khác. Người chồng cũ một hôm tìm đến thăm hỏi người vợ cũ nhân lúc người chồng mới đi săn vắng nhà nên hai người kể lể chuyện tình xưa nghĩa cũ với nhau. Đang lúc trò chuyện bỗng người chồng mới đi săn trở về. Sợ bị bắt gặp trong cái cảnh ấy có thể gây sự hiểu lầm, người vợ liền giấu anh chồng cũ vào đống rơm. Người chồng mới vô tình đốt rơm thui thịt rừng làm bữa khiến người chồng trước bị chết thiêu. Đau lòng vì thấy chồng cũ bị chết vì mình, người vợ nhảy vào đống lửa chết theo. Tuy không hiểu nguyên do, người chồng mới thấy vậy cũng nhảy vào đống lửa cùng chết với vợ. Cả ba cùng chết chung trong một đống lửa.

Việc đến tai Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngài thương tình phong cho cả ba làm Vua Bếp để cùng chung sống với nhau. Mỗi năm cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch thì Vua Bếp về trời để trình tấu với Ngọc Hoàng các chuyện trần gian.

Tục lệ đưa ông Táo có tự bao giờ không biết rõ nhưng có một điều chắc chắn là tục lệ ấy có tự rất xa xưa.

Ấy đó là Táo ta thế còn Táo Tàu thì sao?

Theo cổ sử Trung Hoa thì Toại Nhân là người dạy dân dùng lửa để nấu nướng. Toại Nhân dạy dân cách gây ra lửa, cách giữ lửa, cách dùng lửa để nấu chín thức ăn, đưa con người ra khỏi cảnh ăn sống, nuốt tươi. Hàn Phi Tử trong thiên Ngũ Đáo cho rằng Toại Nhân chính là Thần Táo cổ xưa nhất của người Tàu.

Theo cổ sử Trung Hoa thì Toại Nhân là người lãnh đạo xưa nhất được nhắc đến, tiếp theo là Phục Hy dạy dân dùng vỏ cây, da thú che thân, làm nhà ở và rời bỏ lối sống hang động. Kế đến là Thần Nông, người dạy dân cày cấy, chăn nuôi. Kế nữa là vua Hoàng Đế, được người Trung Hoa xưa xem như thủy tổ, người lập quốc. Theo Hoài Nam Tử thì Viêm Đế, tức vua Thần Nông sau khi mất được phong là Táo Thần; chăm sóc việc bếp núc. Còn trong sách Chu Lễ thì lại nói rằng Táo Thần là một người nữ, tên Chúc Dung, cháu nội của vua Hoàng Đế. Một số sách khác lại ghi chép rất nhiều nhân vật được xem là Táo Quân của người Trung Hoa. Mỗi sách chép mỗi khác, có khi Táo Thần tên Trương Vĩ, tên Tô Cát Lợi, tên Tử Quách, v.v. Hàng chục thuyết khác nhau, chả biết thuyết nào đúng, mà có lẽ chả thuyết nào đúng cũng nên. Về phía đạo Lão – tức Đạo giáo – thì thờ một Bà Táo, có tên “Chủng Hỏa Lão Mẫu Nguyên Quân”. Bà Táo này đặt Tổng Hành Dinh trên núi Côn Lôn. Dưới tay bà có năm bà Tư Lệnh Vùng gọi là “Ngũ Đế Táo Quân” và một số Táo Quân cấp dưới.

Chuyện nay nghe kể rằng có lão kia tên Trọc hắn lại quen một cô gái người Đài Loan, hai mươi tám tuổi, chưa chồng, quê quán ở Kao Shiung. Để tìm hiểu về Táo Tàu, Lão Trọc hỏi cô này bên xứ cô ai là người trông coi bếp núc. Cô trả lời liền: Má.

Lão Trọc liền vận dụng thêm tay chân và nét mặt để diễn tả cho cô hiểu rõ vấn đề mà mình muốn hỏi. Một lúc sau cô ta mới nghĩ ra và cho biết Táo Thần nhà cô là một con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế rất xinh đẹp và trong bức tranh thờ, cô có đến 16 thị nữ theo hầu, cô nào cũng mặt hoa da phấn.

Mỗi năm Táo Quân đều lên chầu Trời để báo cáo chuyện trần gian, trong thời kỳ phương tiện giao thông chưa phát triển như hồi đầu thế kỷ 20 trở về trước, phương tiện di chuyển của Táo là con cá chép. Tại sao lại là cá chép mà không là cá kình, cá ngạc; những loài cá có sức mạnh kinh hồn ? Theo sách “Ngư loại học” của Trung Hoa thì cá chép, tức Lý ngư có hơn 200 loại, hơn 2,000 giống. Cá chép được người Việt và Hoa xếp đứng đầu trong các loại cá nước ngọt. Nó có sức bền bỉ, dẻo dai. Hãy nhìn một con cá chép ngược dòng suối chảy xiết, nó phóng lên một bậc đá cao. Không được, nó kiên trì phóng đi phóng lại cho được mới thôi. Chắc vì thấy cảnh ấy nên mới có truyền thuyết “cá chép vượt Vũ môn” hóa thành Rồng làm mưa cho dân cày cấy.

Sự tích “Lý ngư hóa Long” đã đi vào văn học, nghệ thuật. Trên các bức tranh, các đồ sứ cổ, các điêu khắc ở đình, chùa, miếu mạo thường ghi lại sự tích này. Tục lệ mua cá chép sống để cúng thần tài, cúng xong thì phóng sinh ngày nay hãy còn. Tranh dân gian Việt Nam ngày Tết có bức “Ngư ông đắc lợi”, được người ta mua treo để lấy điềm lành, tấn tài tấn lợi.

Như vậy cá chép rõ ràng là một loại cá quý tộc, rất xứng đáng để được chọn làm phương tiện vận chuyển cho Táo Quân. Còn những kẻ phàm phu như Lão Trọc, không biết cỡi cá chép đi mây, về khói nhưng cũng biết trọng dụng cá chép lắm. Đơn giản thì cá chép chưng tương, bún tàu nấm mèo. Ngặt nghèo dã chiến thì cá chép chiên, cá chép nướng. Năm khi mười họa được gặp một đàn anh sành ăn thì có món gỏi cá chép sống. Thứ này phải uống sec, không được pha soda, bia bọt càng tối kỵ. Món này lúc đầu ăn hơi ơn ớn, nhưng khi đến đũa thứ ba rồi thì ngon hết biết!

Bước sang thế kỷ 20, thấy lác đác một số Táo Quân có tinh thần cầu tiến người ta hay gặp các vị Táo ngồi chễm chệ trên máy bay. Có vị lại bổ sung trình độ trí thức của mình bằng cách đeo thêm một cặp kính trắng, tay xách cặp da.

Từ cuối thế kỷ 20 người ta thấy có một số Táo Quân chuyển qua cỡi Hỏa Tiễn còn bây giờ thì các ông Táo đi Shuttle Space, cái nón phi hành gia đã thay cho cái mũ cánh chuồn truyền thống và cặp nách cái iPad thay cho tờ sớ cuộn tròn cho ra vẻ văn minh hiện đại.

Rõ ràng là các ông Táo đã theo sát đà văn minh nhân loại. Các ông Táo đã thay đổi đủ thứ để chạy theo thời cuộc. Nhưng có một truyền thống vô cùng đặc biệt mà các Táo Quân quyết tâm gìn giữ và đã đem cái truyền thống ấy sang thiên niên kỷ thứ ba, hoặc thiên niên kỷ thứ tư không chừng. Cái truyền thống đó là truyền thống… không mặc quần! Người ta có thể bắt gặp một ông Táo đi máy bay Boeing, đi phi thuyền. Người ta có thể bắt gặp một số ông Táo Âu hóa bằng cách hút xì gà, ngậm ống vố và xách cặp da nhưng nhất định tự cổ chí kim, từ xưa cho đến bây giờ, không bao giờ có một ông Táo nào chịu mặc quần.


“Không phải từ xưa cho đến bây giờ, mà cả đến sau này nữa, không bao giờ chúng tôi mặc quần. Ông Trọc phải nhớ cho là như thế!”

- Thưa Táo Quân tại sao thế ạ? Tại sao các ông lại không chịu mặc quần ?

- Đơn giản lắm ông Trọc. Cho nó mát mẻ. Thế thôi!

- Ông Táo nói thế Trọc tôi chả tin. Nếu ở Sài Gòn nóng nực thì tôi còn tạm tin là thực. Chứ còn ở miền Bắc nước mình, đêm hăm ba tháng Chạp mưa phùn gió bấc lạnh... teo đi chứ!

- Dù có lạnh... teo đi nữa vẫn phải chịu. Có thế mới là Táo.

- Nhưng mà ăn mặc như thế có gì là hay đâu ông Táo?

- Ông Trọc đừng có cạn nghĩ như vậy. Đó là cái nét đặc thù của bọn tôi. Mất cái nét đặc thù ấy đi thì các Táo Quân chúng tôi sẽ bị lẫn lộn trong cái xã hội loài người xô bồ và thay đổi mau lẹ này. Muốn không bị đồng hóa, muốn không bị nuốt chửng và xóa sổ thì phải giữ lấy bản sắc của mình!

- Nhưng người ta sẽ phản đối chuyện các ông Táo giữ một cái truyền thống lạ đời như vậy!

- Mấy ông Chà và ở Sài Gòn hồi trước vấn khăn và ăn bốc, mấy ông Hồi giáo không ăn thịt heo, đối với người Việt mình không thấy lạ sao? Cho dù cả trăm cái Hội Phụ Nữ ở bên Ta, bên Tây, bên Tàu có lên tiếng thì cũng vậy thôi. Táo Quân chúng tôi vẫn cứ như thế, quyết không mặc quần!

- Tại sao?

- Đơn giản quá mà ông Trọc. Bởi vì nếu chúng tôi mà mặc quần thì chúng tôi sẽ chẳng còn là Táo Quân nữa. Hình ảnh truyền thống của một ông Táo là gì? Ông Trọc nhớ lại xem.

- Thì là một ông có râu cằm, râu cá chốt trên mép, mặc áo dài, đội mũ cánh chuồn, mang hia, một cặp ống chân tua tủa và một cuộn sớ dài lòng thòng.

- Đúng như thế. Thế mới là một ông Táo. Mập mạp, mặt mày nhẵn nhụi, không râu không ria, mặc đồ Tây, đâu có giống Táo, nhưng cũng còn chấp nhận được nếu ông ấy không mặc quần, đấy là cái lý do Táo Quân chúng tôi giữ cái truyền thống ấy!

- Ông Táo nói phải. Có lẽ cũng phải giữ cái truyền thống ấy.

- Phải giữ ông Trọc à. Cho dù có đẹp trai như lão chum, cho diện tuxedo hẳn hòi, nhưng đừng mặc quần là giống ông Táo ngay.

- Ông Táo nói thế thì chỉ cần không cần mặc quần là thành ông Táo ngay lập tức?

- Bậy! Còn cái tư cách bên trong của mình nữa chứ! Cái đó mới quan trọng. Hình dáng bên ngoài ăn thua gì.

- Ông Táo nói phải. Mà này ông Táo, tại sao tôi chẳng thấy các bà Táo đi chầu Trời nhỉ. Hay là bất tiện vì cái truyền thống độc đáo kia? Các bà Táo dĩ nhiên không thể đội mão, đi hia mà chẳng...

- Tầm bậy! Các bà ấy chạy theo thời trang ghê lắm. Nay jupe, mai soiré, mốt lại maxi, rồi đồ tắm bikini, monokini đủ các kiểu. Các bà ấy đời nào chịu theo xưa như bọn đàn ông chúng tôi.

- Vậy ra các ông Táo cũng khổ với các bà Táo quá nhỉ?

- Khổ lắm chứ sao lại không. Mỗi lần bà ấy mà đi shopping là hai Táo chúng tôi sót cả ruột. Mà tôi cũng phục đàn ông Việt Nam các ông thật đấy!

- Bọn tôi có gì hay đâu ông Táo?

- Sao lại không. Bọn tôi hai thằng làm nuôi một bà mà còn khổ. Các ông chỉ có một mình thế mà chịu nổi các bà, các ông giỏi quá đi chứ. Tại Trời giao thì phải làm, chứ tôi cũng chán cảnh làm Táo rồi, ông Móc ạ!

- Thế thì ông Táo xin với Trời, đổi qua làm đàn ông Việt Nam như tôi đây này.

- Thôi, nói thế chứ tôi sợ lắm. Một ông, một bà như ông Trọc chắc ba bảy hăm mốt ngày thì Táo tôi chết mất. Sức đâu mà nuôi nổi! Thôi thì đành phận Táo. Hai ông, một bà cho nó đỡ khổ cái thân già!

 

Lượm lặt

ILIXX APP Admin

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM