Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 21/11/2024 | 05:07:12PM


 

Tạm biệt A380, hẹn gặp lại 2040

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 20/01/2022 | 10:28:46 PM
Lượt xem : 469




Chương trình Airbus A380 đã từng gây sốc cho tất cả mọi người vào năm 2000 khi tập đoàn châu Âu này tuyên bố ra mắt dự án chế tạo máy bay A3XX. Sáu khách hàng đầu tiên đã tiếp cận chương trình Airbus A380 với 50 đơn đặt hàng đã được xác nhận. Airbus tuyên bố rằng A380 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2005 nhưng phải đợi đến 2007 điều này mới xảy ra khi cho ra mắt chiếc Super Jumbo A 380 đầu tiên do Singapore Airlines khai thác. Từ đó Airbus đã trải qua một thời kỳ đầy những khó khăn. Từ sự chậm trễ ban đầu kéo theo chi phí phát triển gia tăng và các vấn đề về cấu trúc, số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng rồi sau đó lại sự sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2012, Airbus cuối cùng cũng thừa nhận rằng chương trình này sẽ không bao giờ mang lại lợi nhuận. Airbus A380 đã vấp một loạt sai lầm nghiêm trọng, những sai lầm này đã dẫn đến việc ngậm ngùi đóng lại công trình hàng không đồ sộ thuộc loại bậc nhất của thế giới với lý do không đủ đơn đặt hàng và cũng chính do Hãng hàng không Emirates, nhà khai thác lớn nhất loại A380 đang giảm bớt lượng hàng đặt khiến Airbus không còn lựa chọn nào khác. Chương trình A380 xem như xếp lại vào năm 2021, Airbus sẽ không sản xuất thêm chiếc Airbus A380 nào nữa.

Sau thế chiến thứ hai, ngành sản xuất máy bay của Mỹ phát triển như vũ bão. Ngoài việc củng cố uy tín cho Mỹ quốc, việc mua bán máy bay đôi khi còn mang tính ban phát và nó còn được sử dụng như một “vũ khí” trên chính trường quốc tế. Nóng mặt trước uy thế của Mỹ, các quốc gia Châu Âu tìm mọi cách vùng lên để cạnh tranh nhưng đều thất bại thảm hại. Cuối cùng, để đủ sức đương cự với sản phẩm của Mỹ, các cường quốc châu Âu là Anh, Ðức, Pháp, Tây Ban Nha đã cùng nhau hợp lực thành lập hãng máy bay Airbus vào năm 1970. Nhờ vậy, Airbus cạnh tranh ngang ngửa với Boeing, đôi khi còn nhỉnh hơn cả về đơn đặt hàng. Nhận thấy gió đã đổi chiều, Airbus quyết định cho ra lò Airbus A380 ! A380 là một loại máy bay dân dụng khổng lồ, nội thất sang trọng có sức chứa trên 800 hành khách.

Có khá nhiều lý do để Airbus nhất quyết phải tung ra bằng được A380 trong đó chủ yếu cho rằng trên thế giới có một số sân bay luôn ở trong tình trạng quá tải, lại không có nhiều chỗ đậu, do vậy cần loại máy bay lớn chỉ chở khách đến một lần, thay vì phải mất 2 – 3 chuyến. Khi tải nhiều khách một lần, số nhiên liệu tiêu tốn trên đầu người ắt người sẽ giảm xuống và nâng cao hiệu quả vận chuyển.

Với chỗ ngồi rộng rãi, sang trọng, thậm chí có cả giường ngủ, máy bay có thể bay chặng dài, không dừng chân lắt nhắt vừa mất thời gian vừa tốn chi phí bãi đáp.

A380 được quảng cáo rầm rộ. Ðơn đặt hàng như mưa bão. Nhìn sang Boeing, không có một ứng cử viên nào xứng tầm với Airbus A380, thậm chí Boeing còn không có lấy một phản ứng nào khiến nhiều người cho rằng giai đoạn xưng hùng xưng bá của Mỹ, của Boeing đã chìm vào dĩ vãng ! Boeing vẫn cặm cụi xuất xưởng những máy bay tầm trung, loại nhỏ và tỏ ra chăm chút hơn cho những máy bay cỡ vừa.

 

 

 

Điều thú vị là Boeing cũng quan tâm đến việc phát triển một phiên bản kế tiếp lớn hơn chiếc 747 mệnh danh là "Queen of the Skies". Sau đó, họ bỏ suy nghĩ này vì nghĩ rằng đó sẽ là một chương trình không mang lại lợi nhuận. Đó là ý nghĩ đầu tiên rằng có thể việc chế tạo một chiếc máy bay phản lực lớn như vậy không phải là một ý tưởng tuyệt vời chứng tỏ Boeing đã nhìn thấy trước những “tai họa” của một loại “siêu máy bay chở khách” !

Airbus đã không nhận ra được những điều như vậy. Vào cuối những năm 2000, công ty đã chính thức công bố máy bay Airbus A380. Ban đầu, Airbus dự đoán chi phí phát triển là 9,5 tỷ euro. Sau 10 năm, Airbus hy vọng rằng Super Jumbo A 380 sẽ mang lại lợi nhuận 40 tỷ euro.

Gặp trở ngại về kỹ thuật dây dẫn:

Do vật liệu đi dây trong thân và các phương án thiết kế hết sức phức tạp, ngay từ đầu điều này đã gây ra một vấn đề lớn về dây dẫn kéo theo sự chậm trễ giao hàng vì nhiều cơ sở ở Châu Âu sử dụng phần mềm khác nhau. Đây là hậu quả từ sự phức tạp trong quy trình sản xuất của Airbus với các nhà máy khác nhau đặt ở nhiều quốc gia.



Trên chuyến bay Qantas 32 từ London đến Sydney ngày 4 tháng 11 năm 2010, chiếc Airbus A380 chở 469 hành khách đã bị hỏng động cơ nhưng máy bay đã hạ cánh an toàn. Khi kiểm tra, một đĩa tua-bin trong động cơ Rolls-Royce Trent 900 bị nổ tung do ống dẫn dầu bị lỗi.

Vào năm 2012 Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu lại phát hiện ra các vết nứt trên các phụ kiện ở cánh của 20 máy bay Airbus Super Jumbo A380. Do đó, Airbus cần phải thay thế các phụ kiện để EASA có thể cho phép A380 bay trở lại. Tuy vậy về cơ bản, những vấn đề này có thể không phải là trở ngại lớn nhất đối với Airbus.

Nhiên liệu

Vấn đề chính nằm ở chỗ Airbus A380 tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với các máy bay khác. Có một lý do khiến các hãng hàng không phải hủy đơn đặt hàng A380 để chuyển sang sử dụng máy bay Airbus A350 và Boeing 777 hoặc Boeing 787 do những máy máy bay này có 2 động cơ trong khi A380 có tới 4. Cũng nên nhớ rằng rất nhiều hãng hàng không đã phá sản vì giá nhiên liệu tăng cao.

Vấn đề hậu cần

Vì quá bự với sải cánh 80 mét (hơn Boeing 747 là 15 mét) nên không thể đáp xuống được những sân bay nhỏ. Airbus A380 cần phi đạo rộng hơn, dài hơn. Trên sân đậu ngoài kết cấu kiến trúc thích hợp để đưa hành khách lên cổng vào máy bay, Airbus A380 cũng yêu cầu thêm các phương tiện dịch vụ đặc biệt sử dụng máy kéo đẩy lùi. Đó là lý do tại sao các sân bay muốn đón Super Jumbo phải đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của mình và không phải sân bay nào cũng có mong muốn hay nhu cầu được như vậy. Các sân bay bận rộn nhất lại nằm trong những khu vực đắt đỏ nhất nên không có khả năng nới rộng sân bay. Với việc giới hạn sân bay dẫn đến việc thu ngắn lộ trình. Cả Mỹ và Canada chỉ có 16 phi trường là có khả năng tiếp nhận được A380.

 

Vấn đề hiệu xuất

Mặc dầu sức chở của A380 hơn Boeing 747 đến 33%, nhưng trong thực tế lại hoàn toàn không có tính kinh tế. Ví dụ, chặng đường từ Sydney đến Los Angeles, A380 tốn $305.735 cho số lượng trung bình đạt được là 484 hành khách. Với 14 tiếng bay, chi phí cho 1 giờ bay là $21.838. Trong khi cùng chặng đường như vậy, đối với Boeing 747 chỉ là $190.422 với 361 hành khách, mỗi giờ bay là $13,601. Tính ra chi phí của A380 cao hơn đến 60%.

Không phải lúc nào chuyến đi chuyến về cũng có lượng khách đều nhau. Nhiều khi chiều kia rất vắng khách.

Tuyển một phi công đủ khả năng điều khiển gã khổng lồ A380 này không dễ, kèm theo là mức lương cao.

Hạ cờ thôi

Tổng cộng hơn 25 tỷ USD để phát triển chiếc Airbus A380 cùng các nghiên cứu ban đầu dự đoán rằng các hãng hàng không sẽ có nhu cầu 1200 chiếc A380 trong vòng 20 năm kể từ 2005. Airbus hy vọng ngay từ đầu sẽ bán được cỡ 750 chiếc, nhưng kế hoạch sản xuất của hãng tiêu tùng vào năm 2021 sau khi chỉ có 250 chiếc Airbus A380 chính thức ra lò từ Toulouse, Pháp.

Những khách hàng quan trọng nhất của Airbus A380 đã ngưng đặt hàng, hủy đơn. Emirates, một hãng hàng không quốc gia thuộc nhà nước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates) là khách hàng nặng ký nhất của A380 kể từ 2007, Emirates chiếm phân nửa trong tổng số 300 đơn đặt hàng của Airbus, họ đang sở hữu 110 chiếc A380 và 13 chiếc còn trên giàn lắp ráp nhưng cũng đã thấm đòn, ngán ngẩm. Chính Emirates cũng quyết định cắt giảm đơn đặt hàng từ 162 xuống còn 123 máy bay. Khi Emirates cắt giảm, A380 rơi tự do !

Với giá gần nửa tỉ đô la một chiếc, A380 phải rất chật vật để thu hồi vốn nếu không “chặt’ giá vé phù hợp. Người nghèo dĩ nhiên không có tiền mua vé đi A380, nhưng những người giàu như các triệu phú Mỹ cũng không thích xa hoa. Nếu thích, họ đã tự sắm máy bay riêng rồi. Và thật ra chỉ có những ông Hoàng Ả Rập mới dám xài tiền vung vít thoải mái như vậy từ mỏ dầu bơm lên hết sức dễ dàng. Vì vậy mà từ thuở mới ra lò, A380 đã phải sống loi ngoi lóp ngóp mãi cho đến nay.

Mặc dù là con cưng sân nhà của Châu Âu, nhưng ngay cả những hãng máy bay lớn nhất của Châu Âu, cũng chỉ mua vài chiếc. Sau Emirates, Singapore Airlines sở hữu 24 chiếc, Lufthansa 14, Quantas 12, British Airways 12, Air France 10 …

 

 

 

 

 

Ở Mỹ, thị trường hàng không lớn nhất thế giới, không có đơn đặt hàng nào cho A380. Ðiều này không có nghĩa Mỹ khoái Boeing mà chê Airbus, minh chứng điều này đó là các mẫu Airbus khác, vẫn bán vèo vèo ở Mỹ: American Airlines sử dụng phần lớn Airbus A319, A321, tiếp đó JetBlue, hãng hàng không lớn thứ 6 của Mỹ đã không dùng một chiếc Boeing nào.

Rõ ràng là chuyện sử dụng một chiếc máy bay quá lớn, 4 động cơ bự khổng lồ, uống xăng như uống bia, là một sáng kiến sai lầm ! Chính Airbus cũng đã thừa nhận sự sai lầm của mình trong dự án Airbus A380.

CEO Airbus, Tom Ender đã nói “Người ta cho rằng Airbus A380 đã đi sớm trước 10 năm, nhưng tôi nghĩ rằng, trên thực tế chúng tôi đã đi lùi hết 10 năm”. Và ông từ chức ngay sau đó.

Kỹ sư trưởng Robert Lafontan cố vớt vát “Airbus A380 cần những thị trường có khả năng thích hợp, nhưng công nhận rằng đây là chiếc máy bay có kỹ thuật cao nhất của ngành hàng không trong thời đại ngày nay”. Airbus A380 đã thể hiện sức mạnh của kỹ sư Châu Âu và những gì có thể đạt được khi nhiều quốc gia cùng nhau chế tạo một trong những máy bay có công nghệ tiên tiến nhất từ trước đến nay, đó là sự linh hoạt, sang trọng vô song và kích thước khổng lồ của nó.

Từng là niềm tự hào của ngành hàng không châu Âu, Airbus A380 đã mang đến một chuyến đi thú vị cho tất cả mọi người gồm cả hành khách và sân bay. Nhưng dấu ấn nó để lại trong ngành hàng không sẽ không bao giờ bị quên lãng. Mọi người chắc chắn sẽ nhớ đến A380 như một trong những kỳ công kỹ thuật vĩ đại nhất mà thế giới từng chứng kiến. Mặc dầu ngưng sản xuất nhưng việc bảo trì và hỗ trợ các máy bay A380 vẫn phải tiếp tục bình thường và Airbus dự báo sẽ chắp cánh trở lại cho A380 vào năm 2040!

 

Tổng hợp

ILIXX APP Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM