Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 21/11/2024 | 04:51:41PM


 

Café tại Trung Quốc

Tài khoản đăng : OH! NGON
Đăng : 20/11/2021 | 09:24:59 PM
Lượt xem : 553




Từ hàng ngàn năm trước, Trung Hoa là một quốc gia có nền văn hóa uống trà thuộc loại đứng đầu thế giới cả về sản xuất lẫn tiêu thụ, hơn cả Nhật Bản dù Nhật có hẳn một nền Trà đạo. Trung Quốc hiện nay tiêu thụ khoảng 750 ngàn tấn trà mỗi năm trong khi sản xuất được trên 2.4 triệu tấn, sản lượng gấp 2 lần quốc gia đứng hạng thứ nhì về trà là Ấn độ.

Đối với cà phê, trước đây vẫn được xem là một loại thức uống của người Tây phương nhưng văn hóa cà phê bắt đầu xâm nhập vào xã hội Trung Quốc từ những năm cuối thế kỷ 20. Bước qua thế kỷ 21, chính xác là từ 2014, giới trẻ Trung Quốc mới thật sự bị hút vào một nền văn hóa mới: Văn hóa Starbuck.

Theo lịch sử, cây cà phê đến miền Bắc Việt Nam vào khoảng 1887, tiếp đó đến Vân Nam bởi một nhà Truyền giáo người Pháp. Người Trung Hoa lúc đầu không quan tâm đến loại thức uống này của người da trắng, họ gọi dân da trắng là “Bạch quỷ”nhưng từ ngữ này không dùng ở Thượng Hải là vùng có nhiều tiếp xúc với người Âu châu. Nhưng chỉ hơn 100 năm sau, Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu hạt cà phê.

Người Trung Quốc trong đại lục vào lớp tuổi trung niên ít uống cà phê vì các lý do văn hóa hơn là sức khỏe, đối với họ trà vẫn là thức uống phổ biến đậm nét truyền thống dân gian.

Trái ngược hẳn, từ nhiều thập niên trước đây, Thượng Hải đã có một nền văn hóa cà phê khác hẳn Trung Hoa lục địa. Vào những năm 1930, Thượng Hải được mệnh danh là “Vùng đất của các tay lưu lạc giang hồ”. Các tiệm ăn kiểu Tây phương và quán cà phê mọc lên như nấm, ngày nay tại Thượng Hải có trên 1000 quán cà phê và con số tiếp tục tăng mỗi ngày.

Trồng cà phê

Khởi đi từ 4000 hecta trồng thử nghiệm cây cà phê vào năm 1966, năm 1988 tăng lên 10 ngàn hecta với sự hỗ trợ của Công Ty Nestle, Công ty cà phê Vân Nam - Yunnan Coffee Industrial Corporation YCIC là đơn vị thu mua độc quyền hạt cà phê của trên 100 đồn điền trồng cà phê trong vùng Vân Nam. YCIC còn mở rộng hoạt động, tuyển chọn hạt, kiểm soát phẩm chất và cung cấp tài chánh cho các trang trại chuyên trồng cà phê, đi xa hơn nữa, YCIC còn có kế hoạch xây dựng các nhà máy rang xay cà phê tại Vân Nam, năng xuất chế biến lên đến hàng chục ngàn tấn một mùa chế biến.

Khí hậu Vân Nam thuộc loại ôn đới, cao hơn mặt nước biển, có các điều kiện thổ nhưỡng tạo môi trường trồng cà phê tương tự như Colombia và Indonesia. Năm 2001, Trung Quốc thu hoạch 18 ngàn tấn cà phê, sản lượng bình quân lúc đó cứ 1 hecta đem lại khoảng 1 tấn cà phê nhân.

Khoảng 50% cà phê Vân Nam dành cho xuất khẩu mà đa số xuất sang Âu châu dưới dạng hạt xanh. Tại Mỹ, năm 2014 Starbucks gom hơn một nửa số lượng hạt cà phê từ Trung Quốc bán vào Mỹ, đến năm 2017 Starbucks mạnh dạn quảng cáo bán các loại cà phê rang có nguồn gôc từ Trung Quốc.

Từ 2009, các nhà trồng trọt cà phê tại Trung Quốc lại trồng thêm các loại cà phê chuyên biệt (specialty coffee), tuy nhiên sản lượng mới chỉ chiếm 2%. Năm 2014 thị trường nội địa Trung Quốc tiêu thụ 700 ngàn tấn cà phê, thống kê theo đầu người thì mỗi người Trung Quốc uống vỏn vẹn 3 cup/năm so với người Mỹ là 363 cups.

Theo thống kê thế giới : Đến năm 2016 và 2017, Trung Quốc là một trong 20 quốc gia sản xuất nhiều cà phê nhất, 98 % được trồng tại Vân Nam, sản lượng năm 2020 ước tính là 138 triệu tấn.

Uống cà phê

Có thể nói, văn hóa cà phê tại Trung Hoa lục địa có khởi đầu là sự xâm nhập của Starbucks vào thị trường Bắc Kinh và Thượng Hải. Thành phố Thượng Hải ngày nay có đến 7000 quán cà phê lớn nhỏ đủ kiểu, từ chuỗi quán cho đến quán nhỏ độc lập.
Trước đó người Trung hoa lục địa uống cà phê lon bán tại các tiệm tạp hóa nhỏ cho đến 2012, cà phê tan liền vẫn còn là món cà phê chính, rồi giảm dần để thay bằng cà phê rang xay, uống tại tiệm hay pha tại nhà.

Giới uống cà phê tại Trung Quốc có thể chia thành ba nhóm rõ rệt :

Nhóm trung niên đặc biệt đa số là nữ giới thường đến quán cà phê để tán chuyện và ăn bánh ngọt bên tách cà phê, thường là buổi sáng đến khoảng gần giữa trưa. Hương vị của cà phê không quan trọng vì với họ chỉ là tụ tập nói chuyện trong nhà ngoài phố mà thôi.

Kế đến là nhóm các nhà kinh doanh chọn quán cà phê làm nơi trao đổi bàn bạc công việc làm ăn, quán có không gian riêng, cà phê có thể có hương vị khá hơn.

Sau cùng là nhóm các cặp nam nữ trẻ, họ tự nhiên thoải mái hơn và một cần không gian riêng tư.

Sinh viên Trung Quốc không tụ tập tại các quán cà phê để bàn chuyện học hành. Tại Trung Quốc, nếu chỉ đếm con số tiệm cà phê trên toàn quốc, thấy thì nhiều thật nhưng các quán này chỉ tập trung tại các thành phố lớn dọc bờ phía Đông Trung Quốc mà thôi còn đi dần vào nội địa hay đến các thành phố nhỏ thì muốn uống cà phê phải mang theo cà phê bột hoặc cà phê tan liền rồi tự pha.

Starbucks mở quán cà phê đầu tiên tại khu vực hành lang Tòa Nhà Trung tâm Thương Mại Thế giới ở Bắc Kinh vào năm 1999 và sau đó năm 2000 mở tại Thượng Hải rồi liên tục phát triển chiếm ngự thị trường các quán cà phê tại Trung Quốc. Theo kế hoạch dự trù đến 2022, sẽ có 6 ngàn tiệm Starbucks tại các thành phố. Năm 2014, Starbucks xây dựng một Starbucks Reserve tại Thượng Hải, đây là một Trung tâm trưng bày cà phê cùng những gì liên quan đến cà phê, một loại bảo tàng thu nhỏ. Starbucks chỉ lập 6 Reserves trên thế giới. Dân Thượng Hải cùng khách du lịch đến Reserve để xem lịch sử, các thiết bị pha cà phê, các loại cà phê và dĩ nhiên là nếm thử các loại cà phê đặc biệt tại đây. Sự thành công ngoài mong đợi như vậy mà năm 2015, Chủ tịch - CEO Starbucks, Howard Schultz đã đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình tại Seattle.

Theo chân Starbucks các chuỗi cà phê từ nhiều quốc gia khác cũng kéo đến Hoa lục như Costa Coffee (Anh), Tim Horton (Canada), Nestlé (Thụy Sĩ), Dunkin Donuts (Mỹ). Chỉ Costa Coffee là tương đối thành công. Dunkin Donut không khá lắm. Nhật đưa vào Trung Hoa lục địa nhãn hiệu % Arabica, bước đầu mới chỉ có 20 tiệm. KFC tuy bán gà chiên nhưng 2015 cũng đưa thêm Cafe Afferina vào thực đơn của 4500 cửa hàng trên toàn quốc Trung Hoa lục địa, tuy nhiên Starbucks vẫn chiếm 60% thị trường, năm 2018 Starbucks hiện diện tại 140 thành phố của Trung Quốc với 6.4 triệu khách / mỗi tuần.

Song song đó cũng có một chuỗi café địa phương không chịu kém cạnh tên là Luckin, ra đời năm 2017, cạnh tranh mạnh với Starbucks theo kiểu người Trung Quốc phải uống cà phê thương hiệu của Trung Quốc. Đến 2018 Luckin có 2300 cửa hàng tại 13 thành phố, giá bán rẻ hơn Starbucks từ 10% - 30% tùy món. Luckin cũng ứng dụng cách bán hàng kiểu ‘bán hàng qua mạng’ trên Wechat.


Starbucks là biểu tượng giàu có tại Trung Quốc

Cho đến nay 2021, uống cà phê vẫn là mốt ‘thời thượng’ tại các thành phố lớn ở Trung Quốc. Starbucks bán giá khá đắt nên giới bình dân khó có thể chấp nhận vào uống, tính ra giá bán của Starbucks tại Thượng Hải còn bán mắc hơn tại Los Angeles: 1 ly Café Americano tại Los giá khoảng 2.15 USD nhưng tại Thượng Hải là 3.15 USD.

Tại Trung Quốc uống cà phê Starbucks còn là biểu tượng cho sự sang trọng phản ánh vị trí cao trong xã hội của người uống. Ly cà phê đắt tiền là thước đo mức độ giàu có, tương tự việc mua sắm quần áo hàng hiệu hoặc đồ trang sức đắt tiền. Uống cà phê Starbucks và các cà phê ngoại chứng tỏ phong cách biết xài tiền. Đi làm việc hay ra ngoài đường phố, tay cầm ly Starbucks là dấu hiệu giàu sang !

Ngoài ra, tại Trung Quốc cũng có một giới ‘thượng lưu’ khác gồm các ‘đại gia’, các quan chức, doanh nhân v.v… nhóm này có cách thưởng thức cà phê cao cấp hơn: họ chọn những loại cà phê riêng hay còn gọi là Specialty Coffee như loại Jamaica, Liberia hoặc một loại cà phê Vân Nam được chế biến đặc biệt tên gọi Ou Yang, đây loại cà phê lên men hai lần có hương vị trái vải hoặc dâu tây, dĩ nhiên giá những loại cà phê này không hề rẻ.

Văn hóa cà phê ở Taiwan

Khi bàn về văn hóa cà phê Trung Hoa thì cũng nên nói thêm về cách uống cà phê của những người Đài Loan, là một trường hợp kỳ lạ về văn hóa. Tuy cũng là người Trung Hoa nhưng lại không muốn bị xem là cùng một quốc gia với Trung Quốc lục địa. Từ bao lâu nay Đài Loan vẫn tự cho là một Trung Hoa dân quốc có các nét đặc thù riêng.

Văn hóa cà phê Taiwan cũng có hàng trăm năm lịch sử và cũng đang cải biến rất nhanh từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Taiwan từng bị thực dân Hòa Lan xâm chiếm từ 1642-1662 rồi đem cà phê vào trồng trên đảo. Nhật chiếm đảo năm 1895 cai trị cho đến 1945, lập đồn điền cà phê trên các ngọn đồi, nhưng khi thu hoạch lại đem cà phê về Nhật. Năm 1949 sau khi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo lập Chính phủ lưu vong, chính quyền ra lệnh phá bỏ các đồn điền cà phê thời Nhật thay bằng trồng trà Ô long, trầu và cây cau. Việc uống cà phê bị thu hẹp nhưng vẫn tồn tại như một di sản từ nội địa. Trong thời gian này, người Taiwan dùng cà phê tan liền tuy vẫn còn tồn tại những quán cà phê mang phong cách từ thời Nhật, gọi là kissaten.

Quán cà phê kissaten.

Từ 1950 đến 1980, đến quán cà phê là biểu hiện sự sang trọng của một tầng lớp xã hội Taiwan. Năm 1982, nhãn hiệu Mr. Brown Coffee xuất hiện tại Taiwan.

Nhưng kể từ những năm cuối thập niên 1990, sự xâm nhập của các chuỗi cà phê cùng sự trưởng thành của giới trẻ sinh ra và lớn lên tại Taiwan sau chiến tranh thế giới, đi học từ các nước Âu Mỹ nay họ trở về, văn hóa cà phê đã nhanh chóng đẩy lùi văn hóa trà truyền thống để cà phê trở thành món uống phổ biến.

Hiện nay, tại Đài Bắc có trên 2000 quán cà phê, phân nửa là các chuỗi như Starbucks, Dante, Barista, IS Coffee, Ikari. Giá một cup cà phê tại Dante khoảng 35 Đài tệ còn Starbuck khoảng 50 (khoảng 1 đến 1.5 USD)

Chuỗi Starbucks là lớn nhất tại Taiwan, bắt đầu mở ra năm 1998 hiện nay có 158 cửa hàng. Theo sau là các chuỗi thương hiệu địa phương như Taiwan 85o C, Cama và Louisa.

Trong thời gian 5 năm, các cửa hàng cà phê nhượng quyền tại Taiwan đã tăng từ 712 (năm 2000) lên 1606 (2004) trong khi số lượng các quán trà không tăng. Ngoài các cửa hàng cà phê loại franchise, Taiwan còn có đến 12 ngàn quán cà phê độc lập.

Người Taiwan cũng chuyển sang thưởng thức cà phê cao cấp hơn với các quán kiểu “coffee-gourmet”, bắt đầu xuất hiện một tầng lớp sành điệu: uống cà phê theo khẩu vị riêng, pha chế riêng tại những quán cà phê phù hợp. Cà phê được rang và phân ra các loại để khách chọn như arabica, robusta, colombia hay thường hơn chút như java, typica, hoặc ngược lại đắt tiền hơn như Jamaica Blue Mountain. Thậm chí lập các hội uống cà phê, cầu kỳ hơn còn chọn cả nước để pha cà phê!

Năm 2000 Taiwan nhập 7.500 tấn cà phê, tăng lên 14 ngàn tấn năm 2004 trong số đó 22% đến từ Việt Nam, Indonesia; 15% từ Brazil và 6% từ Colombia. Năm 2015, Taiwan sản xuất được 900 tấn cà phê nội địa và nhập tới 30 ngàn tấn.

 

Tổng hợp

ILIXX APP

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM