Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 21/11/2024 | 07:31:35PM


 

20 bức ảnh ý nghĩa của đầu thế kỷ 21

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 01/01/2021 | 02:26:38 AM
Lượt xem : 792




Thế giới đã đi qua 1/5 chặng đường của thế kỷ 21. Hãy nhìn lại sau 20 năm, qua những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc những câu chuyện có ý nghĩa của thời đại, từ những thảm kịch chiến tranh của con người cho đến những đột phá trong y học và các loài vật được cứu khỏi bờ vực tuyệt chủng như thế nào.

2000

Một con voi rừng đi dọc bờ biển phía tây nam Gabon. Vào đầu thế kỷ 21 này, nhà sinh thái học Michael Fay đã thực hiện một chuyến viễn du dài 2.000 dặm băng qua miền trung châu Phi để khảo sát những vùng đất hoang vu nguyên sơ còn lại. Những hình ảnh gây xôn xao của nhiếp ảnh gia Nick Nichols trong đoàn thám hiểm đã thúc đẩy chính phủ Gabon thành lập 13 công viên quốc gia vào năm 2002.



2001

Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngay trong lòng nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Nhiếp ảnh gia Robert Clark đã chụp được khoảnh khắc chiếc máy bay thứ hai lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York.


2002

Nhiếp ảnh gia Jodi Cobb đã chụp một số trong số 27 triệu người trên thế giới là nạn nhân của nạn buôn bán nô lệ ở thế kỷ 21. Hầu hết họ đều là những người lao động nghèo hoàn cảnh nợ nần chồng chất như gia đình này, họ phải làm công việc nặng nhọc là xếp và khiêng gạch để trả nợ cho chủ một lò nung ở vùng đông nam Ấn Độ. Bằng những thủ thuật tính lãi suất cao và kế toán gian lận, đảm bảo rằng người lao động sẽ không bao giờ có thể trả hết được nợ cho loại chủ doanh nghiệp bóc lột này - những khoản nợ này thường được truyền lại cho con cái đời sau của họ.



2003

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hỗ trợ người dân Iraq giật sập bức tượng Saddam Hussein ở Quảng trường Firdos thủ đô Baghdad vào tháng 4 năm 2003, một tháng sau khi liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến vào Iraq lật đổ chế độ của Hussein. Nhiếp ảnh gia Alexandra Boulat đã ghi lại những tuần đầu của cuộc chiến, nhưng các cuộc xung đột đã không kết thúc cho đến khi lực lượng Hoa Kỳ rút hết về nước vào tháng 12 năm 2011.



2004

Dòng nước màu lục của Sông Okavango ở Botswana phản chiếu bóng dáng một người đàn ông. Một khu vực đất khô nẻ bởi hạn hán, lũ lụt xảy ra theo mùa. Nhiếp ảnh gia David Doubilet đã chụp được sự đa dạng sinh học của khu vực.



2005

Một con cá nhám đuôi dài bị mắc kẹt trong lưới đánh cá ở Vịnh California. Khi Brian Skerry chụp bức ảnh này vào năm 2005, ước tính có khoảng 40 triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây. Mặc dù vây cá mập đã bị cấm ở Hoa Kỳ từ năm 2000, hoạt động đánh bắt này vẫn phát triển theo cùng nhu cầu về súp vi cá mập. Ngày nay, có thể có đến 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm.



2006

Loài hải cẩu báo có kỹ năng săn mồi điêu luyện nhờ tốc độ và sự nhanh nhẹn. Nhưng với con người, nó lại tỏ ra tò mò hơn là nguy hiểm, như nhiếp ảnh gia Paul Nicklen đã chạm mặt một con hải cẩu cái dài hoảng 3 mét, tiếp cận anh ở vùng biển Nam Cực vào năm 2006. Con hải cẩu ngay lập tức bỏ rơi con mồi chim cánh cụt rồi lôi kéo chiếc máy ảnh của Nicklen.



2007

Vào năm 2007, chỉ còn khoảng 720 con khỉ đột núi trên toàn thế giới khi bảy con được tìm thấy đã bị sát hại tại Vườn quốc gia Virunga của Cộng hòa Dân chủ Congo. Những bức ảnh của Brent Stirton về những con khỉ đột bị giết, nạn nhân của hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã trong khu vực - đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn cầu. Ngày nay, những con khỉ đột này vẫn có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống.



2008

Chủ trang trại chăn nuôi gia súc Simon Booth từng chăn thả 250 đầu gia súc trong trang trại của mình ở đông nam Australia. Nhưng khi nhiếp ảnh gia Amy Toensing đến đây vào năm 2008, khu vực này đang phải hứng chịu đợt khô hạn tàn khốc nhất trong lịch sử khiến nhiều chủ trang trại như Booth phải bán tháo các đàn gia súc của mình. Đây là khu vực bị ảnh hưởng sớm nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, đã làm khô cạn các dòng sông, xóa sổ mùa màng và các cộng đồng cư dân phải cạnh tranh nhau trong cuộc chiến giành nước.



2009

Hai phụ nữ bị mắc kẹt trên một sườn núi ở Afghanistan. Khi nhiếp ảnh gia Lynsey Addario bắt gặp họ, Noor Nisa (bên phải) đang chuyển dạ và đang trên đường đến bệnh viện ở Faizabad cùng mẹ và chồng, người chồng đã chạy đi tìm sự giúp đỡ khi chiếc xe của họ bị hỏng sau 4 tiếng lái xe. Addario là người đã dành hơn một thập kỷ để làm sáng tỏ tình trạng tử vong của bà mẹ, cuối cùng cả gia đình Nisa được đưa đến bệnh viện.



2010

Các cô dâu trẻ đứng cùng chồng bên ngoài ngôi nhà của họ trên vùng núi Hajjah, Yemen, vào tháng 7 năm 2010. Tahani (mặc áo đỏ) kể về những ngày đầu hãi hùng của cô trong cuộc hôn nhân với Majed, người mà cô đã kết hôn từ khi mới 6 tuổi và chồng lúc đó 25 tuổi. Trong hơn một thập kỷ nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair đã dành nhiều quan tâm về cô dâu trẻ em.

 

2011

Nhiếp ảnh gia Joel Sartore đã chụp lại hình ảnh một con báo cheetah ba tuổi trong khuôn khổ dự án Photo Ark, sử dụng sức mạnh của nhiếp ảnh để truyền cảm hứng cho mọi người cứu những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ tới . Kể từ khi khởi động dự án vào năm 2005, Sartore đã chụp chân dung hơn 10.000 loài sinh vật sống trong các vườn thú và khu bảo tồn động vật hoang dã trên khắp thế giới.



2012

Nhìn kỹ hơn đây không phải là một con cua đực bình thường mà chỉ là cái xác vỏ của nó, cua bị một loài ký sinh xâm nhập. Nhiếp ảnh gia Anand Varma đã dành nhiều năm để chụp ảnh thế giới của những loài ký sinh trùng xâm nhập vào bụng cua rồi lấy xác cua để làm ổ đẻ trứng.



2013

Vào năm 2013, nhà văn Paul Salopek đã thực hiện một chuyến đi dài 21.000 dặm băng qua bốn lục địa để lần theo dấu vết 60.000 năm di cư của loài người. Nhiếp ảnh gia John Stanmeyer đã đồng hành cùng Salopek trong chặng đầu tiên của cuộc hành trình. Tại đây, anh chụp những người Somalia nhập cư sống chen chúc trên bờ biển thành phố Djibouti, đang cố gắng bắt tín hiệu di động rẻ tiền.



2014

Gấu xám luôn bị đe dọa bởi nạn săn bắn và mất môi trường sống, số lượng của gấu giảm xuống chỉ còn 600 con vào những năm 1960. Nhưng các biện pháp bảo vệ theo Đạo luật về các loài nguy cấp của Hoa Kỳ đã giúp xoay chuyển tình thế. Vào những năm 2010, chỉ riêng ở vùng Yellowstone đã có gần 1.000 con - Bức ảnh do Charlie Hamilton James chụp đang ăn xác bò rừng ở Vườn Quốc gia Grand Teton.



2015

Susan Potter đã trở thành một xác chết bất tử vào ngày qua đời tháng 2 năm 2015. Mười lăm năm trước đó, Potter đã đồng ý hiến xác cho khoa học. Nhiếp ảnh gia Lynn Johnson đã chụp lại hình ảnh xác của Potter được bọc trong màng polyvinyl ngay trước khi được đông lạnh và sau đó được phân thành 27.000 lát rồi được khôi phục ráp trở lại như một tử thi kỹ thuật số mà sinh viên y khoa sẽ học trong nhiều năm tới.



2016


Ba anh em Julie, Antonio và India Abron nhận nước đóng chai hàng ngày từ Trạm cứu hỏa số 3, ở Flint, Michigan. Vào năm 2016, nhiếp ảnh gia Wayne Lawrence đã thực hiện một loạt ảnh tiết lộ cuộc sống của cư dân Flint đã bị thay đổi như thế nào trong những năm sau sự cố ô nhiễm nguồn nước của thành phố này vào năm 2014.

 


2017

Katie Stubblefield bị biến dạng khuôn mặt sau khi tự bắn vào đầu mình năm 18 tuổi. Khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mặt cho cô vào năm 2017, đó là ca ghép mặt thứ 40 trên thế giới. Các nhiếp ảnh gia Maggie Steber và Lynn Johnson đã theo dõi sát sao quá trình cấy ghép mặt, Johnson đã chụp bức ảnh này khi các bác sĩ phẫu thuật tách thành công khuôn mặt của người hiến tặng là Adrea Schneider.



2018

Một nhân viên kiểm lâm động vật hoang dã vỗ về Sudan, tên con tê giác trắng đực cuối cùng trên hành tinh trước khi nó qua đời vào tháng 3 năm 2018. Nhiếp ảnh gia Ami Vitale gặp Sudan lần đầu tiên vào năm 2009 và kể từ đó đã chuyên tâm ghi lại hoàn cảnh của loài này - suýt bị tuyệt chủng bởi những kẻ săn trộm sừng tê giác. Ngày nay, vẫn còn hai con tê giác cái, các nhà khoa học đang cố gắng hồi sinh quần thể tê giác bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.



2019

Evgenia Arbugaeva là một người gốc Bắc Cực thuộc Nga, chia sẻ sự kiện của mình vào tháng 12 năm 2019 khi đang ở chung với một nhà khoa học nghiên cứu về hải mã, thì bị mắc kẹt bên trong căn chòi trong ba ngày bởi sự xuất hiện bất ngờ của quần thể hải mã khoảng 100.000 con.

 

2020

Vào tháng 5, cảnh quay về cái chết từ từ của George Floyd lúc bị cảnh sát bắt giữ đã gây sự phẫn nộ trên khắp Hoa Kỳ. Khi những người biểu tình Black Lives Matter xuống đường, nhiều người trong số họ muốn dỡ bỏ các tượng đài trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ. Ở Richmond, Virginia, nhiếp ảnh gia Kris Graves đã chụp lại cảnh tượng khi các nhà hoạt động biến bức tượng của tướng Robert E. Lee thành một đài tưởng niệm Floyd.

 

Tổng hợp

ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM