Story: Delftware - Biểu tượng 400 năm của Hòa Lan.
Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 31/07/2020 | 03:09:32 PM
Lượt xem : 925
Năm nay 2020, gốm sứ Delftware kỷ niệm 400 năm thành lập.
Lịch sử phát triển của ngành sản xuất gốm sứ vùng Delft, Hòa Lan, có mối liên quan trực tiếp đến nhiều nhân vật trên khắp năm châu. Khởi đầu từ một số nhà sản xuất gốm sứ ở Trung Quốc, rồi thông qua các nghệ nhân làm gốm vùng Trung Đông, câu chuyện của Delft liên quan cả đến Nữ hoàng Anh, Nữ hoàng Hòa Lan đương thời và có thể có cả sự đóng góp của một nhà thiết kế nội thất người Pháp.
Thế kỷ 14, các thợ làm gốm Trung Quốc ở trấn Cảnh Đức tỉnh Giang Tây, là những người đầu tiên phát triển công nghệ nung sành sứ. Quá trình sản xuất đòi hỏi nhiệt độ lò nung phải đạt đến 1.300C, là nhiệt độ đủ cao để biến hỗn hợp lớp men tráng trên đất sét trở nên trong suốt như thủy tinh. Còn nét thẩm mỹ đặc trưng hai màu xanh coban và trắng ngọc là do người Hà Lan sau này tự tạo ra để thu hút thị trường Ba Tư. Các nét thiết kế hoa văn mang màu xanh coban này lại tỏ ra không phù hợp với độ trắng của gốm sứ ở Trung Quốc.
“Không ai biết bí mật của loại đồ sành sứ này ra sao và tại sao nó lại hấp dẫn đến vậy, chỉ biết rằng những sản phẩm hoa văn tinh xảo này lần đầu tiên xuất hiện trong các dinh thự của giới thượng lưu tại Châu Âu là vào cuối thế kỷ 16, sản phẩm có được nhờ các thương nhân đưa đến phương Tây qua con đường tơ lụa và một phần đến từ thành Venice”. Suzanne Llyny, người phụ trách cuộc triển lãm gốm Delftware 2020 tổ chức tại Kunstmuseum ở The Hague, Hòa Lan cho biết như vậy.
Một mảnh ghép bằng sứ sản xuất năm 1690
Lần đầu tiên công chúng Hà Lan biết đến sự tồn tại của loại sành sứ này là vào năm 1596. Mọi việc xuất phát từ Jan Huyghen van Linschoten - một người Hà Lan đến Ấn Độ làm việc cho một hãng buôn Bồ Đào Nha. Ông mô tả các sản phẩm gốm mà ông thấy bày bán tại thành phố Goa mang nhiều nét độc đáo tinh tế đến mức thủy tinh khó có thể so bì được.
Những khám phá của Van Linschoten không chỉ kích thích giới thương nhân Hà Lan mà ông còn cung cấp thông tin lẫn phương tiện để họ phá vỡ sự độc quyền buôn bán của người Bồ Đào Nha trên các tuyến thương mại hàng hải, bằng cách kín đáo xuất bản các bản đồ hướng dẫn thương nhân Hòa Lan tìm đến tận vùng Đông Ấn.
Tuy nhiên, một lô lớn hàng gốm đầu tiên đến được Hà Lan không phải là kết quả của thương mại mà là vi phạm quyền sở hữu. Năm 1602, một hạm đội Hà Lan đã bắt giữ tàu Saint Lago của Bồ Đào Nha ở ngoài khơi đảo St. Helena. Tất cả hàng hóa đều bị tịch thus au đó đã được đem bán đấu giá tại Middleburgh ở miền Nam Hà Lan, nơi đây có những khách mua đến từ khắp châu Âu. Việc tương tự lại diễn ra vào năm sau, khi tàu Santa Catarina bị bắt ở ngoài khơi Johor vùng eo biển Malacca. Sau đó một lượng lớn khoảng 100.000 món đồ gốm sứ đã được đem ra bán đấu giá ở Amsterdam nơi có những lái buôn luôn háo hức, bất chấp giá cả sẽ như thế nào. Tất cả đều bị mê hoặc bởi lớp men sáng bóng, thân màu trắng ngọc có những hoa văn mờ ảo tinh tế của loại đồ gốm đến từ một thế giới hoàn toàn xa lạ với họ. Đây quả là một thứ gì đó quá mới mẻ đến nỗi ngay lập tức nó trở thành hàng nóng.
Tất nhiên người Hà Lan còn muốn nhiều hơn, họ cũng tự biết lợi thế của họ để bảo đảm các điều kiện làm ăn sòng phẳng hợp pháp với Trung Quốc. Việc thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan vào năm 1602 là một dấu hiệu cho thấy Hòa Lan muốn trở thành một cường quốc thương mại hàng hải, tuy thể hiện mong muốn liên kết mạnh mẽ nhưng thương nhân Hà Lan lại bị cấm vào đất liền Trung Quốc, không thể đến trấn Cảnh Đức gặp gỡ các nghệ nhân gốm vì mục đích Trung Quốc muốn bảo vệ bí mật của mình.
Thay vào đó, họ được yêu cầu đặt hàng từ các nhà buôn trung gian và sau đó các tàu Trung Quốc sẽ giao hàng tại Batavia (nay là Jakarta), tiền đồn giao dịch do Hà Lan thiết lập năm 1619, sau này trở thành thủ phủ của vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan.
Sự phổ biến của gốm sứ Trung Quốc nhanh đến mức gần như ngay lập tức các nghệ nhân gốm khắp Châu Âu bắt đầu lao vào bắt chước làm theo, tất nhiên thành công nhất là những nghệ nhân tại Delft và còn hơn thế nữa, sự vượt trội hơn hẳn nhờ Delft áp dụng kỹ thuật tráng men bắt nguồn từ Trung Đông, lan truyền đến Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Thực tế vùng Delft đóng vai trò của như một trung tâm kinh doanh của Công ty Đông Ấn Hà Lan có nghĩa là tại đây họ có rất nhiều sản phẩm bản gốc được làm từ Trung Quốc để bắt chước. Dù thế nào chăng nữa, sau một thời gian thử nghiệm, 1620 là năm đánh dấu son cho những người thợ gốm của vùng Delft khi họ đã tạo ra được những sản phẩm gốm mang đầy đủ đặc tính của gốm sứ Delftware, nổi tiếng nhờ lớp men độc đáo như chúng ta biết ngày nay.
Gốm Delftware thuở ban đầu chỉ là một sự sao chép lai tạp, cảnh sinh hoạt nông thôn Hà Lan được thể hiện trên các mảnh ghép gốm trang trí nhưng vẫn lai tạp nét đặc trưng của gốm sứ thời Minh. Nghệ nhân Hà Lan cũng hiểu sai hoặc giải thích sai ý nghĩa hình ảnh của Trung Quốc. Thí dụ ở Trung Quốc, quả đào là biểu tượng của sự trường thọ nhưng lại xuất hiện như quả cam trên gốm Delftware. Điều thú vị ở chỗ những mảnh ghép gốm trang trí này của Delftware đã được sản xuất đại trà trên khắp Hà Lan.
Bức tượng bán thân của Nữ hoàng Mary thế kỷ 17
Mặc dù gốm sứ Delftware được tạo ra như một sự thay thế rẻ hơn cho đồ sứ Trung Quốc, nhưng nhu cầu quá lớn trong suốt thế kỷ 17, Delftware trở thành loại đồ gốm sứ được sản xuất có chất lượng tốt và nhiều nhất ở Châu Âu. Cả Vua Louis XIV đại diện cho tầng lớp hoàng gia quý tộc, tinh hoa cả Châu Âu cũng dùng gốm sứ Delftware.
Tuy nhiên, chuyện gì đến cũng phải đến, một Nữ hoàng Anh đã biến Delftware thành một sản phẩm thực sự xa xỉ. Mary Stuart, con gái của James II, kết hôn với Hoàng tử Hà Lan William xứ Orange, vào năm 1677. Sau cuộc Cách mạng năm 1688 khi giới quý tộc Anh đưa họ lên ngôi, cặp đôi này trở thành Vua và Nữ hoàng Anh bao gồm lãnh thổ vùng Scotland và Ireland.
Ở Hà Lan, Mary đã từng mê mẩn đồ sứ Trung Quốc, và cũng từng sắm những món đồ Delftware vào thời gian cùng chồng sống trong Cung hoàng gia Het Loo Palace, mặc dù hầu hết đó là những món đồ gốm nho nhỏ như lọ hoa hay chén đĩa. Khi bà trở thành Nữ hoàng Anh, Scotland và Ireland, thị hiếu của bà trở nên xa hoa hơn bằng quyết định cách trang trí cung điện toàn bằng gốm Delftware và đặt hàng những gì bà thích.
Kim tự tháp hoa Delftware là một điểm nổi bật của triển lãm
Những kim tự tháp hoa của Delftware, ngày nay được cho là đẹp nhất của Hà Lan, từ lâu đã được cho là bị ảnh hưởng bởi chùa sứ ở Nam Kinh đã được Johan Nieuhof mô tả bằng giọng điệu kinh ngạc Công ty Đông Ấn Hà Lan đến thăm Hoàng đế Trung Quốc vào năm 1665. Tuy nhiên, Llyny đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy nhà thiết kế nội thất người Pháp Daniel Marot, cũng có thể đã đóng một phần trong thiết kế của họ. Một tượng đài mộ hình kim tự tháp mà ông thiết kế với vòi phun cho chân nến trên xương sườn của nó rất giống nhau. Lý thuyết mới của chúng tôi là rõ ràng đó là một ảnh hưởng của Pháp đối với thiết kế hình dạng mà những người thợ gốm Hà Lan tạo ra nhưng cách trang trí và màu sắc lấy cảm hứng từ Trung Quốc, ông Llyny nói.
Mary Stuart đã góp phần chính tạo nên một thương hiệu gốm sứ lớn nhất, có kỹ thuật tiên tiến nhất là Delftware, sản phẩm bao gồm các bình hoa, kim tự tháp hoa tinh xảo, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đánh dấu Delftware đạt đến đỉnh điểm của sự nổi tiếng trên khắp Châu Âu.
Sự độc quyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan trong việc buôn bán gia vị, đi kèm là các vật phẩm khác nhỏ hơn của đồ gốm Delftware như các hũ đựng gia vị chẳng hạn, là bằng chứng cho thấy ý định muốn bành trướng, xâm chiếm thuộc địa của Hà Lan. Một dấu hiệu khá rõ về tác động của chủ nghĩa thực dân có thể được tìm thấy trên một số bình gốm của Delftware, cho nên bất cứ ai thiết kế bình hoa đều nhận thức rõ rằng chế độ nô lệ là một phần trong văn hóa Hà Lan, ngay cả ở chính quốc lẫn thuộc địa.
Một số sản phẩm gốm sứ
Mẫu thiết kế bình hoa năm 2019 đậm nét đặc trưng 1690
Đến thế kỷ 18 khi các nghệ nhân gốm ở Meissen - Đức, phát hiện ra bí mật của đồ sứ thì Delftware không còn được ưa chuộng nữa, từ đây các sản phẩm gốm của Anh quốc trở thành sự lựa chọn sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, Delftware phổ biến trở lại vào cuối thế kỷ 19. Delftware được xem là một sản phẩm điển hình của Hà Lan chứ không phải là hàng nhái từ Trung Quốc.
Ngày nay gốm sứ Delftware lại tiếp tục có mối liên quan đến một Nữ hoàng - Máxima, Nữ hoàng Hà Lan gốc Argentina kể từ năm 2013. Máxima quyết định dùng đồ gốm sứ Delftware trong các bữa tiệc chiêu đãi trong chính phủ và Hoàng gia.
Mary Stuart là một Công chúa Anh, người đã ban cho cho Delftware trở thành một sản phẩm mang tính biểu tượng của Hòa Lan, giờ đây một Nữ hoàng Hòa Lan, người đang một lần nữa quảng bá cho Delftware như một biểu tượng của Hà Lan.
Hành trình của gốm sứ Delftware quả thực hiếm có trên đời vì đã trải qua suốt chiều dài 400 năm là như thế.
Tổng hợp
APP ILIXX Admin