Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 06/10/2024 | 12:43:14PM


 

Uống cà phê mới là yêu nước … Mỹ

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 19/07/2020 | 01:05:14 AM
Lượt xem : 729




Nhắc đến tiệc trà, thường người ta nghĩ ngay đến chiếc tách xinh xắn và những câu chuyện lịch thiệp bên hương trà tao nhã. Song đối với dân Mỹ, cụm từ “tea party” lại làm gợi nhớ đến một sự kiện mang tính biến động lớn trong hành trình lập quốc của họ. Kể từ sau sự kiện “Boston tea party” đó người Mỹ đã chính thức quay lưng với trà và chuyển sang tiêu thụ cà phê. Ở Mỹ hiện giờ, trà vẫn chỉ là thức uống phụ sau cà phê và… nước ngọt. Đầu đuôi của “bữa tiệc trà lịch sử” đó như sau:

Tranh thạch bản của Nathaniel Currier, tả cảnh hủy 342 rương đựng trà ở bến cảng Boston.

Mới chưa đầy 300 năm trước đây, lúc đó nước Mỹ chưa phải là một cường quốc hùng mạnh như ngày nay. Vào khoảng những năm đầu thập niên 1770, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không tồn tại mà chỉ là vùng đất có mười ba thuộc địa nho nhỏ của Anh chạy dọc bờ Đông nước Mỹ hiện giờ.

13 thuộc địa của Anh dọc bờ đông (màu đỏ).

Những thuộc địa đầu tiên này đều khá giàu có nhờ buôn bán, trồng trọt, và buôn nô lệ. Thế nhưng những người dân thuộc địa càng lúc càng không hài lòng với “mẫu quốc”. Người dân thuộc địa không có ai là đại biểu trong quốc hội Anh, song họ vẫn phải chịu đóng thuế. Với tư cách là công dân nước Anh, những người dân thuộc địa cảm thấy thật bất công khi phải “cống nạp” cho một chính phủ không đại diện cho lợi ích của họ. Khẩu hiệu của dân thuộc địa lúc bấy giờ là: “No taxation without representation” đã không có tiếng nói thì không thuế má gì cả. Các đạo luật như Sugar Act, Stamp Act, và Townshend Revenue Act lại càng đào thêm hố sâu ngăn cách giữa các thuộc địa và mẫu quốc Ăng-lê.

Chân dung John Hancock và Samuel Adams của John Singleton Copley

Thời ấy, John Hancock là một trong những công dân giàu có nhất ở tiểu bang Massachusetts, đồng thời là một nhà chính trị có tầm ảnh hưởng quan trọng. Vào tháng sáu, 1768, tàu Liberty của John Hancock bị hải quan bắt giữ vì nghi nhập lậu rượu mà không đóng thuế, phạm vào luật quy định trong Townsend Revenue Act. Nhờ sự bào chữa của luật sư John Adams, John Hancock được miễn tội, song vụ việc này đã làm dấy lên một loạt các cuộc biểu tình chống đế quốc Anh. Sự kiện này cũng khiến John Hancock càng được lòng dân Massachusetts, tạo nền tảng cho ông dẫn dắt Boston trong cuộc cách mạng giành độc lập sau này. Rồi John Hancock trở thành người đầu tiên ký tên vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, còn luật sư John Adams chính là người giúp soạn thảo nó. Cả hai ông John này đều nằm trong hàng ngũ các ông tổ thành lập nước Mỹ Hợp chủng quốc ngày nay.

Cùng lúc đó, những người gốc Anh di cư sang thuộc địa Mỹ vẫn coi trà là một nhu yếu phẩm thiết yếu bởi họ vẫn chưa bỏ được thói quen uống trà. Một công ty xuất khẩu hùng mạnh có tên East India Company thì lại đang lâm vào tình trạng tài chính kiệt quệ, bởi thuế ở khu vực thuộc địa quá cao đẩy giá trà tăng lên, dẫn đến không ai thèm mua trà của họ nữa. Dân sống ở thuộc địa phải mua trà lậu, Công ty liền cầu cứu Quốc hội Anh và Quốc hội Anh bèn hỗ trợ công ty này bằng cách đề ra luật Tea Act năm 1773, cho phép công ty East India được độc quyền bán trà ở thuộc địa với mức thuế nhẹ, lại được bán thẳng cho người dân nên giá bán rất rẻ.

Những tưởng người dân sẽ vui mừng vì giá trà nay rẻ chỉ bằng một nửa lúc trước, xong thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Các lái buôn thì lo lắng vì lợi nhuận sắp mất trắng, các nhà hoạt động có tư tưởng cấp tiến tự xưng là Sons of Liberty “Những người con của tự do” thì giận dữ vì tình trạng độc quyền, thiên vị. Hai nhóm này bàn bạc tổ chức cùng nhau chống lại công ty East India. Thế là một chiến dịch nâng cao tinh thần đấu tranh trong dân chúng bắt đầu. Kết quả là tại tất cả các nơi khác ngoại trừ vùng Massachusetts, những lô hàng trà đều bị trả lại. Những người nhận hàng cũng bỏ việc để bày tỏ thái độ phản đối chính sách mới của nhà đương cục và Quốc hội Anh. Nhưng thống đốc Hutchinson nhất quyết không chịu thua trước áp lực của dân thuộc địa. Khi tàu Dartmouth cập cảng Boston vào tháng mười một, Samuel Adams, thủ lĩnh của Sons of Liberty, đồng thời là anh họ của luật sư John Adams, hạ lệnh ngăn không cho tàu được dỡ hàng lên bờ mà phải quay đầu lại Anh ngay. Trong khi đó thống đốc Hutchinson lại không cho phép tàu được rời đi mà chưa nộp thuế. Ông ta còn thuyết phục hai con trai mình kiêm chức nhận hàng, đừng chùn bước. Tàu Dartmouth lâm vào cảnh “đi không được, ở cũng không xong.” Rắc rối chưa giải quyết xong thì lại thêm hai chiếc tàu nữa, Beaver và Eleanor cập cảng.

Theo luật Anh, nếu quá hai mươi ngày mà tàu không chịu nộp thuế thì sẽ bị phạt và toàn bộ hàng hóa bị tịch thu. Hạn chót đã tới. Đêm ngày 16 tháng 12, 1773, một nhóm người cải trang thành người da đỏ Mohawk đột nhập lên ba con tàu đang thả neo ở cảng biển Boston, đổ toàn bộ 342 rương trà xuống biển. Do tàu Darthmouth, Eleanor, và Beaver không phải tàu Anh mà là tài sản của thuộc địa do đó không bị phá phách hư hại. Chỉ có trà là có tội mà thôi! Ngoài ra việc những người tham gia cải trang thành người da đỏ còn nói lên rằng, từ giây phút đó, quân nổi dậy thuộc địa đã tự đồng nhất với người Mỹ bản địa, quay lưng lại với đế quốc Anh. Việc Samuel Adams có trực tiếp nhúng tay vào việc hủy trà hay không vẫn còn chưa rõ, song ngay lập tức ông đứng về phía quần chúng phạm luật và biện hộ rằng đó là một hành động hợp với quyền họ đáng được hưởng.

Cảnh người da đỏ Mohawk đổ trà xuống biển để chặn khả năng có người lén đưa trà lên bờ đem bán.

Sự kiện này như phát súng khai mào cuộc chiến giữa đế quốc và thuộc địa. Đế quốc Anh trả đũa bằng cách đóng cảng Boston và đề ra thêm nhiều đạo luật xiết chặt thuộc địa. Tức nước vỡ bờ, vào năm 1775, cuộc Cách Mạng nổ ra. Năm 1776, mười ba bang hợp nhất thành Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Sau sự kiện “Boston tea party”, luật sư John Adams bắt đầu cổ súy cho việc từ bỏ trà, coi uống trà là hành động “không yêu nước.” Kể từ đó người dân Mỹ chỉ uống cafe. John Adams sau này trở thành tổng thống thứ hai của Hợp chủng quốc, tiếp nối sau Washington. Công ty Bia Boston thì vinh danh Samuel Adams – anh họ của John Adams – bằng cách đặt tên Samuel Adams cho một loại bia.

Từ đó, “Boston Tea Party” trở thành một cột mốc đáng nhớ trong hành trình lập quốc của nước Mỹ. Hai chiếc rương đựng trà từ năm 1773 vẫn được lưu giữ tại The Boston Tea Party Museum cùng các tài liệu có liên quan khác. Đảng chính trị Tea Party do Ron Paul dẫn đầu cũng được đặt tên theo sự kiện quan trọng trên.

Đọc đến đây có người thắc mắc, có thể người Mỹ sẵn không thích trà nên mới có vụ đổ trà xuống biển? Xin thưa rằng, tuy trà là thức uống quốc hồn quốc túy của người Anh, nhưng phải đến thế kỷ 17 thời nhà Thanh, trà mới từ Trung Quốc được đưa vào đế quốc Anh. Charles II là vua Anh đầu tiên được uống trà, cũng chính nhờ công ty East India. Dân ở đế quốc và thuộc địa đều thích uống trà cả. Và sau biến cố trên café mới lên ngôi ở Mỹ. Tổng thống John Adams trong thư gửi cho vợ là Abigail có kể lại câu chuyện: Sau một chuyến công tác dài mệt mỏi, phải di chuyển ít nhất 35 dặm, ông ghé vào một ngôi nhà xin bà chủ một tách trà, với điều kiện trà được nhập lậu “tử tế” và không chịu thuế Anh. Nhưng bà chủ nhà bảo là dân ở đây đồng lòng bỏ trà rồi, chỉ có café thôi. Kể từ đó Adams ngày nào cũng làm một tách café.

Tóm lại dân Mỹ không uống trà như dân Anh mà uống café vì họ quan niệm uống café mới là yêu nước… Mỹ!

 

Tổng hợp theo Anh Nguyễn

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM