Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:38:53AM


 

Bùng nổ nghệ thuật chế tác thủy tinh.

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 18/07/2020 | 05:26:12 PM
Lượt xem : 829




Mark Hill là một nhà sưu tập thủy tinh, tác giả của một số sách viết về đồ dùng thủy tinh thế kỷ 20. Khi được hỏi lý do tại sao thủy tinh ít có quan hệ với gốm sứ, Hill rất úp mở “Tôi có thể gợi mở vài suy nghĩ về giải thích. Bằng cách nào đó, khối lượng sách được viết ra và giá trị của thủy tinh theo nghĩa rộng kém hơn nhiều so với gốm sứ. Ai cũng biết một chiếc bát gốm sứ cổ thường có giá trị cao hơn một vật thủy tinh đương thời.”

Thủy tinh hiện đại được sản xuất từ ​​những năm 1930 đến 1970 tại Murano, phía bắc Venice, cùng thời với các sản phẩm thủy tinh được làm từ Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ và Tiệp Khắc. Sức hấp dẫn của thủy tinh vẫn tồn tại nhờ vào các phong cách xuất hiện trong thời kỳ hậu chiến.

Có một sự khác biệt rõ rệt giữa màu sắc rực rỡ của thủy tinh Murano mang đặc trưng các họa tiết hoa văn trừu tượng với các tác phẩm thủy tinh đến từ các nhà thiết kế của Phần Lan. Người Phần Lan ưa thích sự đơn giản theo chủ nghĩa hiện đại - hình dáng táo bạo, màu sắc được lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

Thủy tinh Murano (Ý) và bình thủy tinh Savoy của Phần Lan.

Ví dụ kinh điển về thủy tinh Phần Lan mang phong cach hiện đại là chiếc bình Savoy nổi tiếng năm 1936, đây là kết quả giữa sự hợp tác của vợ chồng nhà Alvar với Aino Aalto, một chuyên gia thiết kế nội thất biết nghề làm thủy tinh. Nguyên mẫu của chiếc bình này được tạo ra bằng cách thổi thủy tinh nóng chảy, cuối cùng là tạo thêm các đường viền lượn sóng. Sau đó được sản xuất hàng loạt tại xưởng thủy tinh Littala ở Phần Lan, sản phẩm hoàn thiện được đánh bóng dùng trang trí tô điểm cho nhà hàng Savoy ở Helsinki, nội thất được thiết kế bởi Aaltos vào năm 1937. Gần đây, nhà hàng Savoy đã được nhà thiết kế nội thất Ilse Crawford trang trí lại với nội thất Artek của Phần Lan được thành lập vào những năm 1930. Trái ngược với bề mặt nhẵn nhụi của bình thủy tinh Savoy là bề mắt gồ ghề chi tiết của thủy tinh Phần Lan Timo Sarpaneva.

 

Thủy tinh Timo Sarpaneva

Ở Anh, có Geoffrey Baxter, một nghệ nhân từng làm việc tại xưởng sản xuất thủy tinh thủ công Whitefriars Glass từ năm 1954 đến 1980. Baxter được truyền rất nhiều cảm hứng từ các thiết kế của Bắc Âu. Những tác phẩm thủy tinh vào khoảng cuối thập niên 1960 của Baxter điển hình như chiếc bình Drunken Bricklayer nhiều màu sắc, nổi bật với bề mặt có kết cấu thô gợi lại những sáng tạo của Sarpaneva. Baxter đã kết hợp vỏ cây, gỗ xẻ, dây đồng và đinh thiếc để làm cho bề mặt được gồ ghề tăng tính hấp dẫn.

Bình Drunken Bricklayer của Baster

Nghề làm thủy tinh trong thế kỷ 20 trở nên phong phú thêm bởi phong trào mở các studio chế tác sản phẩm thủy tinh, đi tiên phong vào đầu những năm 1960 là các nghệ nhân thủy tinh Hoa Kỳ như Harvey Littleton, Dominick Labino cùng một vài người khác. Mục tiêu của họ là cho phép các nhà thiết kế sản xuất được các tác phẩm thủy tinh trong một lò nung loại nhỏ bởi trước đây hầu hết các loại thủy tinh nghệ thuật đều được sản xuất tại các nhà máy lớn. Tính trực tiếp của phương pháp mới này dẫn đến các tác phẩm có tính biểu cảm cao.

Ngày nay, nhiều công ty đồ gia dụng chẳng hạn thương hiệu Hay của Đan Mạch có bán một chiếc bình thủy tinh màu trắng sữa đục, tên là Splash. Mỗi chiếc bình có hoa văn, màu sắc, bọt bóng khí ngẫu nhiên khác nhau, các đường xoáy, các chấm phá màu sắc được tạo ra bằng cách lăn thủy tinh nóng chảy trên các mảnh thủy tinh màu, sau đó được thổi vào khuôn.

Bình Splash

 

Sự sáng tạo các cách thức chế tạo vật dụng từ thủy tinh gần đây đã bùng nổ. Trong đó phải kể đến một cú hích bất ngờ trên Netflix: Blown Away - đã khiến thủy tinh trở nên hấp dẫn. Blown Away là chương trình truyền hình thực tế của Canada, được phát sóng vào năm 2019, nọi dung giới thiệu một cuộc thi thổi thủy tinh với 10 thí sinh. Người xem đã bị bất ngờ bởi kỹ năng thuần thục và sức mạnh thể chất của các ứng viên thổi thủy tinh. Hàng triệu khán giả truyền hình hồi hộp theo dõi, chứng kiến nhiều cảnh tượng đầy kịch tính để biết thủy tinh được chế tác công phu ra sao.

Trong Blown Away, người chiến thắng Blown Away - Deborah Czeresko là một thợ thổi thủy tinh đã có 30 năm tay nghề, là phụ nữ duy nhất thi tài với ba thợ đàn ông. Blown Away tập trung về sự phát triển của nghề làm thủy tinh truyền thống: số lượng thợ là phụ nữ ngày càng tăng so với nam giới. Hơn nữa, điều này cũng cho thấy các nhà sản xuất thủy tinh ngày nay thường nhìn xa hơn trong các mối quan hệ và tác động đến từ khía cạnh xã hội, thực hiện cách tiếp cận mang tính khái niệm, chính trị hóa hơn, quan tâm giải quyết các vấn đề nữ quyền và cả về môi trường.

Corning là hãng sản xuất kính nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ mà thị trường Việt Nam đã quen thuộc với dòng sản phẩm nồi thủy tinh Pyrex.

Corning là nhà tài trợ chương trình Blown Away cho Netflix, Corning cũng xây dựng phòng trưng bày New Glass Now tại Bảo tàng kính Corning ở New York mục đích giới thiệu các tác phẩm chế tác từ thủy tinh kết hợp hình ảnh, video, mẫu vật và nhiều thí nghiệm khoa học của 100 nghệ nhân từ 32 quốc gia.

New Glass Now giới thiệu bộ sưu tập Alcova giản dị của anh em nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp Erwan và Ronan Bouroullec. Tác phẩm bao gồm nhiều bình có thành dày đặt bên trong các hốc tường, đặc trưng thủy tinh nhuộm màu xanh lá cây, xám, hổ phách hoặc trong suốt.

Thiết kế Alcova

Một người khác có tác phẩm tại New Glass Now là nghệ nhân thủy tinh người Đức Jochen Holz, ông cũng thể hiện tác phẩm của mình tại phòng trưng bày Hauser & Wirth Somerset và tại phòng trưng bày triển lãm Collect 2020, được tổ chức tại Somerset House, London. Gần đây, ông đã hợp tác với nghệ nhân Linder để sản xuất Carafes thủy tinh, một dòng sản phẩm gia dụng của hiệu Browns ở London.

Ở Đức, Holz được đào tạo về phương pháp chế tạo đèn kỹ thuật cao thường được sử dụng để chế tạo thiết bị thí nghiệm. Sau đó, ông học ngành chế tạo thủy tinh tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia. Hầu hết các ống thủy tinh sử dụng để làm đèn là thủy tinh trong suốt nhưng Holz lại tạo ra các vật đầy màu sắc. Kỹ thuật làm đèn cho phép tạo hình tự do, và Holz được biết đến với đồ thủy tinh bất đối xứng có màu sắc nhẹ như tím hoa cà, xanh lá cây nhạt, kết hợp với màu xám khói hay cam bốc lửa.

Phong cách của Jochen Holz

Kỹ thuật Jochen Holz khá độc đáo ở chỗ biến việc chế tạo thủ công đèn trong thiết bị thí nghiệm khoa học thành chế tạo các vật thể thủy tinh ở hình dạng tự do, Holz cũng tạo ra ánh sáng neon lung linh và bình hoa với một phần bề mặt sáng lấp lánh tựa như đồ dùng thủy tinh Art Nouveau của Emile Gallé - bằng cách đưa oxit kim loại lỏng vào thủy tinh đang nóng chảy.

Thủy tinh Art Nouveau của Emile Gallé

Ngày nay, vì lý do thẩm mỹ và thương mại, cách pha trộn kết hợp giữa thủy tinh với chất liệu khác cũng ít gây nên tranh cãi. Hyo jung Kim, Giám đốc Sklo Gallery ở Seoul cũng tham gia vào Collect 2020 - cho biết: “Tôi có khuyến khích các nghệ nhân hòa trộn bê tông với chất liệu thủy tinh hoặc dùng nó để tạo tác lên kính. Để tồn tại như một phòng trưng bày hiện đại, chúng tôi phải tìm một thế hệ nghệ nhân mới để bảo đảm có một thế hệ khách hàng mới.”

Thủy tinh của Kim Joon Yong

Để chứng minh mức tiêu thụ thủy tinh, một báo cáo định lượng về nhu cầu đối với hàng thủ công gần đây của Crafts Council’s dựa trên các cuộc khảo sát được thực hiện đối với người tiêu dùng tại Anh và Mỹ, theo đó từ năm 2006 đến 2020, giá trị tổng doanh thu của các đồ dùng thủy tinh được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân đã tăng 548% chỉ tính riêng tại Anh Quốc. Duy có một nhược điểm là thủy tinh sản xuất thủ công lại lẫn lộn với một số thủy tinh sản xuất công nghiệp hàng loạt cùng được bán trên thị trường cấp cao với giá rất đắt.

Ở Nhật, nhiều nghệ nhân và thương hiệu thủy tinh lại đang ngày càng tìm đến các phương pháp sản xuất thân thiện hơn với môi trường. Yusuke Sugahara, chủ tịch của thương hiệu thủy tinh Nhật Bản Sugahara, chuyên sản xuất đồ thủy tinh thủ công, cho biết Sugahara đã nghiên cứu thiết kế thủy tinh tái chế nhằm mục đích không phát sinh chất thải thủy tinh vào cuối năm nay. Bộ sưu tập năm 2020 của Sugahara là Asperites Decor được sắp xếp hợp lý, đa chức năng, có thể xếp chồng lên nhau, đầy màu sắc, thích hợp sử dụng bày biện trên bàn tiệc như ly, bình, hộp đựng nến, hộp đựng đồ ăn nhẹ, đồ nhúng v.v....

Asperites Décor

Thương hiệu H & M Home gần đây cũng đã tung ra một loạt sản phẩm thủy tinh được làm từ 100% thủy tinh tái chế. Guillaume Valliant, nhà thiết kế concept cho biết, H & M liên tục xem xét các vật liệu và quy trình tái chế nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Bằng cách hợp tác với một nhà máy sản xuất thủy tinh nổi tiếng ở Tây Ban Nha chuyên về tái chế, các vật liệu thủy tinh được xử lý tái chế mà không thêm vào bất kỳ chất phụ gia nào lại được xử lý ở nhiệt độ thấp hơn giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng.

Dòng thủy tinh tái chế của H & M Home

Trong khi đó, nghệ nhân thủy tinh Allister Malcolm, có trụ sở tại Stourbridge ở Anh, lại sử dụng phế phẩm pha lê chì được cung cấp từ nhà máy Dartington Crystalftime ở Devon. Chiếc bình Bubblewrap thổi bằng tay được trưng bày tại gallery Vessel ở London. Năm 2012, Malcolm chuyển qua sử dụng một lò nung nhỏ trong khi studio được cung cấp năng lượng bằng các tấm pin mặt trời.

Bình Bubblewrap của Allister Malcolm

 

Những xu hướng khác đang nổi lên

Emre Bozbeyli, giám đốc thiết kế của thương hiệu Nude của Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận có sự gia tăng thủy tinh màu trong những năm qua. Nude vừa đưa ra bộ sưu tập bộ thủy tinh cocktail với đặc trưng thân thon dài, đồng sáng tạo với Remy Savage, trưởng bộ phận pha chế của quán bar Artesian tại khách sạn London Lau Langham. Sheridan Coakley, chủ cửa hàng đồ nội thất London, SCP, cho biết, hiện có một xu hướng săn lùng các bộ thủy tinh mới lạ chưa từng xuất hiện nhưng phải mang phong cách đường nét tự do phóng khoáng hơn.

Nude glassware của Thổ Nhĩ Kỳ

Công nghệ cũng đang ảnh hưởng đến sản xuất thủy tinh. Công nghệ in 3D cho phép tạo ra những hình dáng đẹp và phức tạp mà trước đây là không thể, song song đó là những cải tiến về keo và chất tạo màng laminate, đang mở ra nhiều khả năng hơn cho nghệ thuật làm thủy tinh. Angela Jarman là một nghệ nhân làm thủy tinh cũng trưng bày tác phẩm và được bán từ Vessel Gallery, khẳng định rằng tính thủ công vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chế tác. Tác phẩm bình Agate Topaz Murini loại nhỏ nhìn giống viên đá quý, được chế tác bằng quy trình xưa gọi là kỹ thuật đúc sáp đã bị thất truyền nên Angela Jarman phải tốn rất nhiều công sức mày mò chế tạo lại từ bốn đến sáu tuần để hoàn thành mỗi thiết kế theo cách làm này. Sự khéo léo được thể hiện ở mặt trong bình chính là các mẫu trang trí nổi bật của kỹ thuật murrine, giống như các nghệ nhân làm thủy tinh ở Murano Ý từng rất thích vào khoảng giữa thế kỷ 20.

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM