Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:25:14AM


 

Photomicrography: đẹp mà độc

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 10/07/2020 | 01:15:55 AM
Lượt xem : 820




Bài viết có rất nhiều hình ảnh do vậy quý bạn có thể tải APP ILIXX về để xem được thuận tiện và nhanh hơn. Là công nghệ mới thuần di động với tương tác 1 chạm, hàng trăm hình ảnh tuy có kích thước lớn nhưng sẽ được hiển thị gần như ngay lập tức trên Smartphone của quý bạn cho dù là lần đầu tải về xem nội dung. APP ILIXX dung lượng App nhỏ, mọi tương tác luôn mượt mà, không bị đứng thiết bị.

Cuộc thi hình ảnh và chuyển động chụp từ kính hiển vi của Nikon bắt đầu vào năm 1975 như một cách để vinh danh và ghi nhận nỗ lực của những người thích chụp ảnh vật thể bằng kính hiển vi quang học. Kể từ đó, Small World Competition đã trở thành nơi trưng bày hàng chục ngàn bức ảnh và Video về vi thể có một không hai vô cùng độc đáo.

Giải nhất trị giá 3.000 đô la cho người đoạt giải nhất Nikon Small World hoặc Nikon Small World in Motion. Các giải thưởng khác cũng được trao trong top 20.

Bạn có thể dễ dàng tham gia, nếu có khả năng hãy đầu tư cho mình một kính hiển vi huỳnh quang để tự khám phá những bí mật kỳ thú trong tự nhiên.

Còn dưới đây là Top 20 tấm ảnh đoạt giải năm 2019.

 

Hạng 20 : Mạch máu tim chuột sau nhồi máu cơ tim

“Hệ thống mạch máu chủ yếu là các động mạch của tim chuột sau một cơn đau tim. Hình ảnh thô được tăng cường độ tương phản màu sắc tốt hơn. Tôi đang làm việc để giới thiệu kỹ thuật này trong chẩn đoán lâm sàng thông thường cho một số xét nghiệm, chúng tôi cần có được bằng chứng thuyết phục trên các giao thức sử dụng mô động vật trước khi có thể chẩn đoán trên cơ thể của con người. Giao thức được thiết lập trên mẫu này sau đó sẽ được phát triển thành một kỹ thuật xóa và phân tích một hạch bạch huyết di căn ở người. Hình ảnh này là một ví dụ tuyệt vời về những gì có thể được thực hiện với kính hiển vi 3-D huỳnh quang kết hợp với xóa mô, kết quả là đưa ra một cái nhìn rõ ràng về một cấu trúc phức tạp. Ở đây cho thấy tình trạng của trái tim chuột ở độ phân giải cao.”

“Tôi là một tu nghiệp sinh tiến sĩ trong lĩnh vực sinh học. Tôi thực hiện chế tạo kính hiển vi 3 chiều mới áp dụng vào chẩn đoán ung thư, chủ yếu trong lĩnh vực u ác tính.”

Tác giả: Simon Merz, Lea Sinhemann, Sebastian Korste.
Bệnh viện Đại học Essen, Viện Miễn dịch & Hình ảnh Thực nghiệm Essen, Nordrhein-Westfalen, Đức.
Kỹ thuật chụp: Xóa mô trên kính hiển vi huỳnh quang.
Độ phóng đại: 2x

 

Hạng 19: Phôi Bạch tuộc bimaculoides

“Đây là một phôi bạch tuộc. Bạch tuộc là động vật biển yêu thích của tôi. Tôi bị mê hoặc bởi trí thông minh, khả năng ngụy trang và các tương tác giao tiếp của nó, rất khác với động vật có vú. Do đó, điều quan trọng là phải nghiên cứu sự phát triển đặc biệt là hệ thần kinh để có câu trả lời liên quan đến các tính năng cơ bản, được bảo tồn của loài động vật thông minh này. Hình ảnh này rất đẹp, giúp mọi người hiểu biết tầm quan trọng về sự phát triển của động vật biển.”

“Tôi đang học năm cuối tiến sĩ sinh học. Tôi đang nghiên cứu đặc điểm hệ thần kinh và sự khác biệt được kiểm soát bởi các cơ chế biểu sinh trong phôi cá ngựa vằn.”

Tác giả: Martyna Lukoseviciute, Carrie Albertin.
Đại học Oxford, Viện y học phân tử Weatherall Oxford, Oxfordshire, Vương quốc Anh.
Kỹ thuật chụp: Đồng tâm, ghép ảnh
Độ phóng đại: 5x

 

Hạng 18: Tinh thể Cristobalite lơ lửng trong khoáng thạch anh

“Cái nấm lơ lửng trong bức ảnh này thực sự là một tinh thể nằm bên trong một mẩu khoáng sản. Thạch anh là một trong những khoáng chất phổ biến nhất trên trái đất và là thành phần của nhiều loại đá. Tinh thể trong bức ảnh là cristobalite, một khoáng chất bao gồm các nguyên tố giống như thạch anh nhưng có cấu trúc tinh thể khác biệt.”

“Cristobalite phổ biến trong đá núi lửa. Các ứng dụng chính của cristobalite và thạch anh liên quan đến lĩnh vực xây dựng như làm đường, làm chất phụ gia xi măng. Các ứng dụng khác bao gồm sản xuất sợi thủy tinh, gốm sứ, cao su, sơn, và cũng được dùng như một chất mài mòn. Cristobalite cũng được sử dụng trong nha khoa như là một thành phần của vật liệu để tạo ra hàm răng giả.”

“Một tinh thể cristobalite hình nấm màu trắng xám, lơ lửng bên trong vật chủ khoáng thạch anh. Tôi chọn ảnh này vì cảm thấy nó là một đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực đá quý kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Tôi nghiên cứu đá quý do vẻ đẹp và sự hiếm có của chúng, tôi cũng sử dụng các kỹ thuật đặc biệt là kính hiển vi để có được sự hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về đá quý và khoáng chất. Khi tôi nhìn thấy tinh thể cristobalite này bên trong thạch anh, suy nghĩ đầu tiên của tôi là nhìn nó như một cái nấm. Hiếm khi thế giới tự nhiên lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị như vậy.”

“Tôi là một nhà sưu tập đá quý tại Lotus Gemology, là một phòng thí nghiệm thí nghiệm đá quý màu có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan.”

Tác giả: E. Billie Hughes.
Lotus Gemology, Bangkok, Thái Lan.
Kỹ thuật: Darkfield.
Độ phóng đại: 40x

 

Hạng 17: Vitamin C

“Đây là hình ảnh của Vitamin C. Tôi đã chọn vì vẻ đẹp kỳ lạ của nó. Tôi chụp ảnh macro đã 33 năm rồi tiến đến chụp hiển vi quang học.”

Tác giả: Karl Deckart.
Eckental, Bavaria, Đức.
Kỹ thuật: Brightfield, ánh sáng phân cực.
Độ phóng đại: 4x

 

Hạng 16: Mắt ruồi

“Ruồi nhìn thế giới theo cách hoàn toàn khác so với con người. Mắt ruồi được tạo thành từ hàng ngàn thụ thể thị giác riêng lẻ được gọi là ommatidia. Mỗi một ommatidia là một con mắt hoạt động độc lập. Do đó, tầm nhìn của ruồi có thể so sánh như một bức tranh ghép mảnh, với hàng ngàn hình ảnh nhỏ hội tụ lại với nhau để thể hiện một hình ảnh lớn. Một mắt ghép càng chứa nhiều mắt nhỏ bao nhiêu thì hình ảnh mà nó tạo ra càng rõ bấy nhiêu.”

“Đôi mắt ruồi bất động nhưng vị trí và cấu trúc khối cầu giúp ruồi nhìn được gần như 360 độ về mọi hướng. Mắt ruồi không có đồng tử và không thể kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt. Ruồi cũng bị cận thị, chỉ có thể nhìn thấy trong phạm vi một vài thước, tầm nhìn màu sắc bị hạn chế, ví dụ mắt ruồi không phân biệt rõ giữa màu vàng và màu trắng.”

“Tuy nhiên mắt ruồi đặc biệt tốt trong việc xác định các chuyển động. Một con ruồi có thể dễ dàng nhìn thấy các chuyển động nhưng không nhất thiết vật thể chuyển động là cái gì, chúng sẽ nhanh chóng bay mất, ngay cả khi vật thể là vô hại với nó.”

Tác giả: Tiến sĩ Razvan Cornel Constantin.
Bucharest, Romania.
Kỹ thuật: Lấy nét, phản chiếu ánh sáng.
Độ phóng đại: 50x

 

Hạng 15: Phiêu sinh vật mang thai

“Hình ảnh giới thiệu một Daphnia magna (phiêu sinh vật) đang mang thai có rất nhiều phôi bên trong. Màu sắc và thực tế liên tưởng đến một người mẹ với thế hệ con của nó. Hình ảnh cũng cho thấy rõ nét các chi tiết trong cơ thể là các cơ, râu cùng các cơ quan nội tạng khác.”

Tác giả: Marek Miś
Marek Mis Photography Suwalki, Podlaskie, Ba Lan.
Kỹ thuật: Chỉnh Darkfield, ánh sáng phân cực, xếp hình ảnh.
Độ phóng đại: 4x

 

Hạng 14: Nhện cái Oxyopes Dumonti

“Đây là cận cảnh khuôn mặt của nhện Lynx với nét đặc trưng rõ rệt của loài này. Hình ảnh này làm tôi nhớ đến mặt nạ Kabuki truyền thống của Nhật Bản.”

“Tôi là một nhà côn trùng học vừa là một nhiếp ảnh gia. Công việc của tôi là xây dựng cơ sở dữ liệu hình ảnh về các loài côn trùng gây hại và động vật chân đốt phụ trợ sống trong khu vực Ấn Độ Dương.”

Tác giả: Antoine Franck.
CIRAD - Agricultural Research for Development, Saint Pierre, Réunion Island, France.
Kỹ thuật: Tập trung xếp chồng.
Độ phóng đại: 1x

 

Hạng 13: Khoáng chất Cuprite chứa oxit đồng

“Cuprite là khoáng chất có chứa oxit đồng. Trong trường hợp này được hình thành bởi đá nóng chảy. Những tinh thể trong hình này được hình thành trong túi kín được tạo ra bởi khí. Tôi nghĩ rằng hình ảnh này thú vị bởi vì tinh thể cuprite giống như các tòa nhà, có vẻ đẹp không thể ngờ đến.”

“Tôi đã chụp 30 năm. Tôi nghiên cứu hệ động vật hang động trong hơn 25 năm qua cho mục đích nghiên cứu, tôi thường chụp những phần khác nhau của động vật chân đốt trong các nghiên cứu của mình.”

Tác giả: Tiến sĩ Emilio Carabajal Márquez.
Madrid, Tây Ban Nha.
Kỹ thuật: Tập trung xếp chồng.
Độ phóng đại: 20x

 

Hạng 12: Ấu trùng muỗi

“Đây là hình ảnh của một ấu trùng muỗi cho thấy phần ống siphon để thở, miệng và hậu môn. Hình ảnh cũng hiển thị cả phần cấu trúc bên trong, các lông bao phủ bên ngoài cơ thể. Tôi thấy thú vị khi một côn trùng dễ ghét như muỗi lại có thể tạo ra một bức ảnh hấp dẫn như vậy khi được chụp qua kính hiển vi quang.”

“Tôi là một sĩ quan đã nghỉ hưu.”

Tác giả: Anne Algar.
Hounslow, Middlesex, Vương quốc Anh.
Kỹ thuật: Darkfield, Ánh sáng phân cực, Xếp chồng hình ảnh.
Độ phóng đại: 4x

 

Hạng 11: Một cặp buồng trứng của ruồi dấm cái Drosophila trưởng thành, được nhuộm F-actin (màu vàng) và bức xạ (màu xanh lá cây), các mô tế bào nang được đánh dấu bằng GFP (màu hồng)

“Drosophila melanogaster là tên khoa học của ruồi giấm, thường được sử dụng làm vật mẫu trong nghiên cứu y sinh, đặc biệt là môn di truyền học và thần kinh, trong hơn một thế kỷ qua. Thomas Hunt Morgan đã sử dụng ruồi giấm để chứng minh lý thuyết di truyền của nhiễm sắc thể, nhờ phát hiện này mà ông đã nhận được giải thưởng Nobel y học năm 1933.”

“Drosophila mang 60% DNA của con người. Một số gen của ruồi vẫn được bảo tồn qua hàng triệu năm tiến hóa và có thể dễ dàng được nghiên cứu vì côn trùng này dễ xử lý, không tốn kém trong nuôi cấy và có vòng đời ngắn, khiến ruồi trở thành đối tượng được nghiên cứu phổ biến dẫn đến những khám phá quan trọng về ung thư, tự kỷ, tiểu đường và nhiều bệnh lý khác của con người.”

“Hệ thống sinh sản của ruồi cái Drosophila trong hình này, về mặt giải phẫu hình thể tương tự như con người, có một số gen liên quan đến tiến trình rụng trứng ở ruồi cái, giống động vật có vú, có một số tế bào ở buồng trứng của ruồi giấm cái có liên quan đến quá trình hình thành tế bào ung thư, do đó Drosophila là một vật mẫu có giá trị để tìm hiểu về cơ chế sinh học.”

“Tôi làm việc như một Postdoc để khám phá những chi tiết mới về nhóm tế bào dịch chuyển.”

Tác giả: Tiến sĩ Yujun Chen, Tiến sĩ Jocelyn McDonald.
Department of Biology, Kansas State University
Manhattan, Kansas, USA.
Kỹ thuật: Đồng tâm.
Độ phóng đại: 10 lần

 

Hạng 10: Các tế bào BPAE trong quá trình nguyên phân

“Các tế bào nội mô động mạch phổi với ty thể phát sáng huỳnh quang (màu xanh), F-Actin (màu xám) và DAPI (hồng). Đây là một trong những hình ảnh sắc nét nhất mà tôi đã tạo ra được với tế bào này. Những tế bào này biến đổi vô tận về hình thái và số lượng điểm đánh dấu. Tôi muốn minh họa ý tưởng rằng ty thể nhìn giống như một nhà máy điện trong tế bào. Các sợi cytoskeleton bao quanh tế bào nhìn giống những tia lửa đỏ phát sinh năng lượng nhờ được chỉnh độ tương phản đơn sắc.”

“Tôi chỉ đạo một cơ sở của Đại học Y Baylor, tập trung nghiên cứu vào hình ảnh huỳnh quang của các mô nguyên vẹn bằng cách sử dụng các công cụ quang 3-D.”

Tác giả: Jason M. Kirk.
Baylor College of Medicine
Optical Imaging & Vital Microscopy Core, Houston, Texas, USA.
Kỹ thuật: Đồng tâm độ phân giải cao.
Độ phóng đại: 63x

 

Hạng 9: Mặt cắt nụ hoa tulip

“Đây là hình ảnh cấu trúc mặt cắt của một nụ hoa tulip. Tôi bị mê hoặc bởi sự đối xứng của các cấu trúc xoắn ốc. Chúng ta luôn yêu thích hoa nhưng không bao giờ nhìn thấy được những gì ở bên trong một nụ hoa, ngụ ý tôi muốn cho thấy bên trong nụ hoa có khi còn đẹp hơn cả bông hoa.”

“Tôi là một kỹ sư dạy về điện, nhưng tôi mong rằng vi ảnh sẽ trở thành công việc chính của tôi.”

Tác giả: Andrei Savitsky.
Cherkassy, ​​Ukraine.
Kỹ thuật: Ánh sáng phản xạ.
Độ phóng đại: 1x

 

Hạng 8: Giọt nước đóng băng

“Một giọt nước đóng băng trên mui xe trong điều kiện có ánh nắng. Tôi đã chọn hình ảnh này vì nó làm tôi ngạc nhiên sau một buổi chụp thử, vì vẻ đẹp của nó và cái bất ngờ của hình ảnh cuối cùng. Điều này nhắc nhở tôi về công việc của mình, tôi là một nhà giáo dục xã hội nên thích tìm kiếm vẻ đẹp tiềm ẩn của một người khi tôi tiếp xúc lần đầu tiên.”

“Tôi có thể nói quá trình đưa đến bức ảnh này là một sai lầm trong khi chuẩn bị chụp. Tôi không thiết lập đúng khoảng cách giữa ống kính và cảm biến, nên bức hành này là một ngẫu nhiên rất khó để lập lại.”

Tác giả: Garzon Christian.
Quintin, Cotes-d’Armor, France.
Kỹ thuật: Sự cố về ánh sáng.
Độ phóng đại: 8x

 

Hạng 7: Nhụy hoa cẩm chướng đỏ

“Hình ảnh các nhụy hoa cẩm chướng đỏ. Tôi chọn hình ảnh này vì sự đối xứng đồng tâm của màu sắc và vài yếu tố khác. Bố cục màu nền và nhụy hoa khiến liên tưởng đến một vụ nổ.”

Tác giả: Tiến sĩ Guillermo López.
Alicante, Tây Ban Nha.
Kỹ thuật: Tập trung xếp chồng.
Độ phóng đại: 3x

 

Hạng 6: Nhện lông trắng

“Đó là một con nhện nhỏ xíu có bộ lông trắng. Qua đôi mắt, nó thuộc về họ Philodromidae. Loại nhện cực nhỏ, là một loài arachnid rất kỳ lạ và tò mò. Cá nhân tôi chưa bao giờ nhìn thấy hay chụp được ảnh con nhện nào như thế này trước đây.”

Nhiếp ảnh không phải là nghề nghiệp chính nhưng lại chiếm hết thời gian rảnh của tôi. Tôi làm việc với tư cách là một quan chức chính phủ, nhưng tôi dành nhiều thời gian nhất có thể cho việc chụp vi ảnh.

Tác giả: Javier Rupérez.
Almáchar, Málaga, Tây Ban Nha.
Kỹ thuật: Ánh sáng phản chiếu, xếp chồng ảnh.
Độ phóng đại: 20x

 

Hạng 5: Bông tuyết

“Một bông tuyết từ một cơn bão mùa đông ở Vermont. Những bông tuyết cực kỳ đẹp nhưng cũng dễ bị hủy hoại bởi những thay đổi nhỏ về nhiệt độ và áp suất. Tôi muốn đưa ra hình ảnh một bông tuyết khác biệt với tất cả những hình ảnh khác mà tôi từng thấy. Tôi đã dành nhiều năm làm việc về các kỹ thuật chiếu sáng nên có thể rọi sáng các tinh thể băng theo những cách mới lạ hơn, thu được những hình ảnh độc đáo chưa từng được thấy trước đây.”

“Nghề nghiệp chính của tôi là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thường thức, sử dụng kính hiển vi và các kỹ thuật khác để chụp ảnh và phân tích tế bào với mục tiêu khám phá các phương pháp chữa bệnh mới cho một số bệnh. Tôi cũng có riêng một cơ sở nhiếp ảnh từ 15 năm nay, tôi mê chụp ảnh và chụp qua kính hiển vi.”

Tác giả: Caleb Foster.
Caleb Foster Photography
Jericho, Vermont, USA.
Kỹ thuật: Transmitted Light.
Độ phóng đại: 4x

 

Hạng 4: Muỗi đực

“Đây là hình ảnh phần đầu của một con muỗi đực. Tôi đã chọn nó bởi vì thực sự thích bộ râu rậm khổng lồ của nó, tạo ra sự tương phản tuyệt vời với đôi mắt pha chút sắc xanh lá cây. Chỉ có muỗi đực mới có bộ râu lớn như vậy để thu hút muỗi cái.”

“Khó khăn đặc biệt khi chụp ảnh này là hàm râu khổng lồ của nó, trong khi chụp nếu hàm râu có chút lay động nào, sẽ không căn chỉnh được tiêu điểm cho các lớp khác nhau trong tiến trình xếp chồng. Do đó, tôi phải cố hết sức chú ý hơi thở của mình để không làm cho râu muỗi bị động đậy.”

“Tôi chụp đã 5 năm, lúc đó mới 16 tuổi. Tôi bắt đầu chụp ảnh quang học khi có một kính hiển vi cũ hiệu Zeiss kiểu 1960 và từ đó bắt đầu thử nghiệm những gì có thể làm được với các mẫu chụp bằng phương pháp hiện đại. Trong những năm qua, tôi thích dùng thiết bị cũ hơn là những kính hiển vi đời mới có giá hàng ngàn hay hàng chục ngàn đô la. Tôi mới 22 tuổi, chụp ảnh kính hiển vi vẫn là công việc tôi yêu thích, bằng kinh nghiệm tự học tôi lại thích tìm cách tạo ra những hình ảnh độc đáo chỉ bằng thiết bị cơ bản.”

Tác giả: Jan Rosenboom.
Đại học Rostock
Rostock, Mecklenburg Vorpommern, Đức.
Kỹ thuật: Tập trung xếp chồng.
Độ phóng đại: 6.3x

 

Hạng 3: Phôi cá sấu

“Hình ảnh này là phôi của một con cá sấu Mỹ khoảng 20 ngày tuổi, được nhuộm màu để đánh dấu các dây thần kinh (màu trắng) và bộ xương (màu vàng) đang trong thời kỳ phát triển. Hình ảnh cho thấy các dây thần kinh hết sức phức tạp và cách chúng liên quan đến bộ xương.”

“Công việc khó khăn nhất để chụp ảnh bức ảnh này là phải hợp nhất hàng ngàn bức ảnh riêng lẻ với nhau.”

“Tôi nghiên cứu về sự tiến hóa phát triển sinh học, giải phẫu so sánh và phôi học. Nghiên cứu cách thức động vật có xương sống phát triển bằng cách so sánh sự phát triển từ phôi, sự phát triển giống và khác nhau thế nào giữa các nhóm động vật.”

Tác giả: Daniel Smith Paredes, Tiến sĩ Bhart-Anjan S. Bhullar.
Department of Geology and Geophysics, Yale University
New Haven, Connecticut, USA.
Kỹ thuật: Miễn dịch huỳnh quang.
Độ phóng đại: 10x

 

Hạng 2: Mã hóa màu sắc động vật nguyên sinh đơn bào nước ngọt

“Một ứng viên kỳ cựu của giải thưởng Nikon là Tiến sĩ Igor Siwanowicz, ông đã giành vị trí thứ hai trong Cuộc thi chụp ảnh quang học năm 2019 với hình ảnh tổng hợp của ba động vật nguyên sinh đơn bào nước ngọt, còn được gọi là "Stentors - động vật kèn”. Ông đã sử dụng kính hiển vi đồng tiêu để ghi lại chi tiết của những sợi lông mao được sinh vật này sử dụng để kiếm ăn và vận động.”

Tác giả: Tiến sĩ Igor Siwanowicz.
Janelia Research Campus, Howard Hughes Medical Institute (HHMI)
Ashburn, Virginia, USA.
Độ phóng đại: 40x

 

Hạng 1: Phôi rùa chụp huỳnh quang

“Đối với hai kỹ thuật viên Teresa Zgoda và Teresa Kugler, chụp ảnh kính hiển vi quang học là một môn học cho phép họ kết hợp đam mê giữa nghệ thuật và khoa học. Hình ảnh đoạt giải Nikon Small World Contest năm 2019 là một ví dụ ngoạn mục về điều đó, với một phôi rùa đầy màu sắc được chụp bằng cách kết hợp huỳnh quang và nội soi lập thể.”

“Cặp đôi tác giả nữ, Kugler và Zgoda đã chụp bức vi ảnh này tại Marine Biological Laboratory. Cũng chính tại đây, họ đã học được kỹ thuật để chuẩn bị chính xác các loại phôi khác nhau vào mục đích quan sát và chụp ảnh. Tạo được hình ảnh này là họ đã vượt qua một thách thức không nhỏ, phần nhiều khi kích thước của một mẫu vật lớn hơn một inch độ dài và dày nên sẽ mất nhiều thời gian và cần độ chính xác để đảm bảo toàn bộ đối tượng được chụp hoàn chỉnh. Hơn nữa, độ phóng đại được sử dụng là 5x có nghĩa mỗi lần chỉ chụp được một phần nhỏ của phôi rùa trên mặt phẳng tiêu cự. Hình ảnh cuối cùng là một tập hợp của hàng trăm hình ảnh khác nhau được xếp chồng lên rồi được nối lại một cách hoàn hảo.”

“Cả hai phụ nữ trẻ này đều thích sáng tạo, đối với Kugler là chụp ảnh cosplay, với Zgoda là chụp ảnh phong cảnh, thực và động vật. Zgoda làm việc trong một phòng thí nghiệm về thần kinh học tại một bệnh viện ở Boston, trong khi Kugler mới tốt nghiệp Học viện Công nghệ Rochester.”

Tác giả: Teresa Zgoda, Teresa Kugler
Campbell Hall, New York, USA
Kỹ thuật: Nội soi lập thể huỳnh quang
Độ phóng đại: 5x

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


Lê nguyên Minh | 11/07/2020 10:56:25

Video 2:43 uốn éo gớm quá

hay đó ad ơi | 09/07/2020 22:46:01
minh châu
THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM