Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:23:38AM


 

Sự quyến rũ trong thiết kế của Na Uy

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 14/06/2020 | 12:02:02 AM
Lượt xem : 674




Khí chất quốc gia của Na Uy vốn nhút nhát nhưng phong cách thiết kế lại mang tính thẩm mỹ vui tươi và độc đáo đến lạ lùng. Hãy khám phá lý do tại sao đất nước Ba91c Âu ít bị chú ý này lại có phong cách của riêng mình.

Tối giản, dáng đẹp thanh thoát, là phong cách chủ đạo trong mọi thiết kế Scandinavia về nội thất, điều này đã được minh thị trong nhiều thập kỷ trước đây. Xứ sở Bắc Âu này tràn ngập những huyền thoại thiết kế từ giữa thế kỷ 20 như Arne Jacobsen, Verner Panton, Alvar Aalto và Bruno Mathsson.

Theo như dân số vỏn vẹn với 5,4 triệu, Na Uy là khu vực ít gây ảnh hưởng – Na Uy có diện tích tương đương với Phần Lan và Đan Mạch, và cả ba đều chỉ bằng một nửa so với Thụy Điển 10 triệu dân. Tuy vậy, thiết kế của Na Uy luôn có trọng lượng của nó.

Để nói về quốc gia giàu có nhưng lại ít đặt nặng quan hệ quốc tế này là đôi khi hơi căng thẳng - nhưng khi nói đến thiết kế sẽ có một sự thật hiển nhiên khó ai chối cãi. Trong số các nước láng giềng quanh vùng, Na Uy là một quốc gia ít áp đặt giáo dục theo khuôn mẫu. Tuy nhiên, sự lạc hậu và vị trí thấp trong ngành thiết kế của vùng Bắc Âu thời xa xưa nói chung lại mang đến một lợi thế tiềm năng, một nét sáng tạo riêng, đặc biệt chỉ có ở Na Uy.

Ghế Engesvik của Fogia với sự khác biệt

Các thành phố lớn của Na Uy đã bị ném bom nặng nề trong Thế chiến thứ hai khiến các nhà máy sản xuất hàng hóa, trong đó có sản xuất đồ nội thất bị phá hủy gần hết, dẫn đến phát sinh một ngành công nghiệp ở vùng nông thôn, dọc theo bờ biển phía tây. Ở đây, giữa những vịnh biển hẹp và núi non trùng điệp, người nông dân luôn phải tự tay làm lấy đồ nội thất để thỏa mãn nhu cầu của mình, họ tiếp cận với lâm nghiệp rất sớm rồi bắt đầu hình thành các ngành kinh doanh từ đó. Một doanh nhân như vậy là Lars Karl Hjelle, ông là thế hệ thứ ba của thương hiệu LK Hjelle, vẫn duy trì sản xuất tại làng Sykkylven.

Morten Hippe là một nhà thiết kế trẻ của thương hiệu đồ nội thất Eikund tiết lộ rằng khi xưa, đồ nội thật của Na Uy chủ yếu được thiết kế sản xuất đơn giản để có thể giao hàng được nhanh chóng nhất.

Khi Na uy hồi phục vào những năm 1950, những vật dụng nội thất cơ bản trong nhà lúc đó đang cần được thay đổi. Một nhóm sinh viên tài năng tốt nghiệp ngành thiết kế vừa mới ra trường đã được Arne Korsmo, người đứng đầu ngành nội thất của Học viện thủ công và nghệ thuật quốc gia Na Uy, tập trung lại để đào tạo. Korsmo là một kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, Korsmo được biết đến với các thiết kế biệt thự, một số trong đó - như Villa Stpersen năm 1930 - được coi là một kiệt tác của Na Uy.

Ghế Krysset của Eikund là một tác phẩm cổ điển, được thiết kế vào năm 1955

Korsmo và vợ Grete Prytz Kittelsen, một nhà thiết kế bộ đồ dùng trên bàn ăn không kém phần độc đáo, đã từng tới Mỹ để gặp những nhà thiết kế hiện đại tiên phong như Frank Lloyd-Wright, Ludwig Mies van der Rohe và Charles và Ray Eames. Benedicte Sunde là người phụ trách triển lãm thiết kế nội thất đương đại hàng năm Norwegian Presence nhớ lại “Cả hai là một cặp đôi tuyệt vời, họ đã kết nối được với những người có địa vị cao về cả kiến ​​trúc lẫn thiết kế”

Trở về nước, bằng những trải nghiệm của Korsmo, điều đó có ý nghĩa những sinh viên tốt nghiệp của ông sẽ có cơ hội được xếp ngang hàng với các đồng nghiệp Mỹ, nhiều người sau này như Fredrik A Kayser, Torbjørn Afdal và Torbjørn Bekken, đã thiết kế nên những tác phẩm thời trang tại các xưởng bên bờ tây. Họ và các đồng nghiệp của mình đã tham gia các triển lãm lưu diễn dài ngày về thiết kế Scandinavia và giành nhiều giải thưởng quốc tế.

Kinh doanh đang trên đà bùng nổ thì Na Uy phát hiện ra dầu hỏa vào những năm 1960, ngay lập tức điều này đã làm thay đổi cục diện ngành thiết kế sản xuất nội thất.

Từ khi có dầu hỏa, chính phủ tập trung mọi nguồn lực vào Biển Bắc, nên trọng tâm ưu tiên thiết kế sản xuất để xuất khẩu đã biến mất. Ngay khi chính phủ Na Uy không còn chú ý về thiết kế sản xuất thì chính phủ các nước láng giềng - những người chỉ có thể mơ về tài nguyên thiên nhiên Na Uy - đã lập tức hỗ trợ các nhà sản xuất đồ nội thất của họ, chính phủ đã tài trợ và quảng bá mạnh mẽ cho các thiết kế sản xuất trong nước với mục đích xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Tại Na Uy những người có tay nghề cao đã rời khỏi ngành, sản xuất nội thất trong nước xem như bỏ ngỏ, lúc bấy giờ Na Uy toàn nhập khẩu đồ nội thất.

 


Các thiết kế của Lars Tornøe ngày càng được chú ý nhiều hơn

Trong lịch sử, người Na Uy nổi tiếng là dè dặt và xa cách - những đặc điểm này khó phù hợp trng việc quảng cáo thổi phồng một thứ gì theo cách thường làm. Vì vậy, trong khi những món đồ nội thất tốt nhất có từ giữa thế kỷ 20 của Na Uy đã không còn sản xuất nữa, nay một số các nhà sản xuất đã tìm mọi cách khôi phục lại chúng. Từ cái ghế Finn Juhl model 45, ghế Hans Wegner’s Wishbone, cho đến Stool 60 của Aalto, hay ghế Egg Chair và Ghế Swan Chair, những thiết kế này giờ được cải tiến nâng lên thành biểu tượng của phong cách thiết kế Scandinavie.

Ngày nay các nhà sáng tạo đương đại - ngay cả ở Na Uy - khó có thể kể tên những nhà thiết kế người Na Uy từ những ngày xa xưa đó. Nhà thiết kế người Đan Mạch Nina Tolstrup có trụ sở ở London nói thẳng “Na Uy hầu như không có gì trong bối cảnh thiết kế từ năm 1900 đến năm 1990. Chỉ có duy nhất một bậc thầy vào giữa thế kỷ 20 là Hans Brattrud, nhà thiết kế chiếc Scandia chair, nhưng hiện tại những thiết kế này phần lớn đã bị quên lãng.

Thiết kế đơn giản của đèn trần Half & Half của Hallgeir Homstvedt

Ở quốc gia mà những thiết kế có từ những năm 1950 vẫn còn giá trị, các nhà thiết kế đương đại ở đó sẽ cảm thấy đó là một gánh nặng với họ cho dù cho có thể sáng tạo ra những ý tưởng độc đáo nào chăng nữa, những giá trị xưa cũ vẫn là trở lực lớn đối với họ, tiến sĩ Halén Tiến sĩ Widar Halén, giám đốc thiết kế và nghệ thuật trang trí tại Bảo tàng Nghệ thuật, Kiến trúc và Thiết kế Quốc gia Oslo chia sẻ.

Là người Đan Mạch, Tolstrup cảm nhận được điều này về các đồng nghiệp: Những nhà thiết kế ở Na Uy hiện nay có thuận lợi là họ không có bề dày lịch sử thiết kế từ những thế hệ đi trước, điều mà đối với các nhà thiết kế Đan Mạch trong nhiều năm là một gánh nặng, vì chúng tôi rất khó để vượt lên khỏi di sản thiết kế đã có bề dày lịch sử đủ mạnh.

Bối cảnh ngành thiết kế ở Na Uy đã thực sự nở rộ trong mười năm qua, nhà thiết kế người Na Uy Hallgeir Homstvedt cho biết, dẫn chứng đó là một loại móc áo chấm tròn bằng gỗ của Lars Tornøe. Đã có hàng triệu móc áo kiểu này đã được bán ra, nó đã tạo ra một loại sản phẩm hoàn toàn mới về móc áo bằng gỗ. Sự tự do không bị lệ thuộc vào quá khứ này đã chuyển thành một lợi thế nhất định. Nhiều nhà thiết kế Na Uy còn cố ý đưa nét vui tươi sinh động vào trong các mẫu thiết kế như ghế Poufs Boy của studio thiết kế hàng đầu do LK Hjelle sản xuất xuất khẩu.

Hjelle là một trong số ít các thương hiệu sản xuất cây nhà lá vườn, tập hợp bởi một số các nhà thiết kế lâu đời nhất, bao gồm Homstvedt, Andreas Engesvik, và Anderssen & Voll. Tương tự, các nước láng giềng cũng tự hào có nhiều thương hiệu được công nhận trên thế giới như Hay của Đan Mạch, Hem của Thụy Điển và Muuto của Phần Lan.

Triển lãm Norwegian Presence năm nay có nhiều thử nghiệm kết hợp nguyên liệu thô như đá cắt và nhôm phế liệu. Ali Gallefoss đã dùng nhôm đúc thành từng mảnh, trong khi Vilde Hagelund và Nils Stensrud đã sản xuất nội thất từ các mảnh gỗ bạch dương. Điều này mang lại một nét thẩm mỹ thô nhưng có vẻ đẹp riêng của nó, đó là một vẻ ngoài quá thanh thoát, là thứ mà người giàu có sẽ chú ý mua sắm. Nó đã góp phần tạo thêm một làn sóng mới. Những thiết kế đương đại kiểu này không đáp ứng nét đẹp như mọi người thường mong đợi, ngược lại nó bắt chúng ta liên tưởng đến vẻ đẹp theo một cách khác.

Công việc của các nhà thiết kế tại Norwegian Presence lần thứ 11 là cùng với bảy nhà sản xuất địa phương bao gồm cả Fjørdfjesta và Vestre. Năm nay có rất ít thương hiệu thiết kế cây nhà lá vườn. Na Uy ngày nay chủ yếu là vườn ươm tạo tài năng thiết kế để làm việc cho các thương hiệu quốc tế thí dụ nhà thiết kế Tornøe đang làm việc cho Muuto của Phần Lan, dẫn chứng khác như trường hợp chiếc ghế Engesvik của Bolla cho Fogia, đèn đối trọng của Daniel Rybakken cho nhãn hiệu Luce Plan, Tibu của Anderssen & Voll cho Magis, hay thiết kế đèn Half & Half cho thương hiệu Roll & Hill.

Thiết kế Engesvik có trụ sở tại Oslo thiết kế đồ nội thất cho thương hiệu Fogia

Đối với các thương hiệu của Na Uy như Fjordfiesta, Eikund và Hjelle, việc làm sống lại các sáng tạo từ giữa thế kỷ 20 của đất nước họ như một lời hiệu triệu. Bây giờ, nhiệm vụ Na Uy không chỉ có bán cá và bơm dầu, Na Uy đang trên đường tìm lại di sản của mình.

Tiến sĩ Halén tin rằng bước tiếp theo là làm sống lại quá khứ bằng những sáng tạo Retro, bên cạnh sáng tạo phát triển các thiết kế đương đại. Tất cả cần phải có được sự cân bằng.

Có lẽ ở Na Uy, đang tồn tại song song rõ nét hai trường phái thiết kế - đương đại và kinh điển đang trên đà hồi sinh - đó là một cách tiếp cận hết sức thú vị, có thể giúp Na Uy chiếm vị trí xứng đáng của mình trên thị trường thiết kế sản xuất bàn ghế nội thất.

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM