Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:21:07AM


 

History: Faifo-Hội An suy tàn vì người Nhật rút về nước.

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 10/04/2020 | 03:04:14 PM
Lượt xem : 778




Đó là một khu phố cổ rộng khoảng 2 km2 gồm nhiều dãy phố nhỏ hẹp như bàn cờ với hàng trăm ngôi nhà cổ, có các công trình kiến trúc, di tích, các dấu ấn, văn bản, thư tịch có giá trị văn hoá lịch sử rất cao, hiện nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía nam.

Trong lịch sử Việt Nam, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài từ giữa thế kỷ 16 qua đến thế kỷ 17-18. Sự ra đời của đô thị Faifo gắn liền với chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy giao thương với nước ngoài của các chúa Nguyễn ở Đàng trong, tạo thế cân bằng với chúa Trịnh. Các chúa Nguyễn ở phía Nam đã tỏ ra cởi mở hơn trong các mối quan hệ ngoại giao, thương mại với nước ngoài. Trong giai đoạn này xuất hiện vài thương cảng ven biển mà Faifo là thương cảng sầm uất nhất, có rất nhiều tàu buôn của nhiều quốc gia đến Faifo như tàu của Trung Quốc, Nhật Bản, Philipine, Thái Lan, Indonexia, Singapore, Tây Ban Nha, Hà Lan.

Dần dần Faifo trở thành nơi gặp gỡ giao lưu về kinh tế thương mại, văn hoá với các nước trong và ngoài khu vực, trong đó việc thúc đẩy mối quan hệ Việt - Nhật ở Faifo được các chúa Nguyễn đặc biệt chú ý nhiều hơn cả. Có thể nói thương nhân Nhật Bản là những người nước ngoài đầu tiên đến Faifo và có vai trò khá lớn trong sự phát triển của đô thị này.

Khoảng cuối thế kỷ 16, tình hình thay đổi khi Tướng quân Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) thống nhất Nhật Bản, xoá bỏ sự cát cứ của các lãnh chúa khác, xây dựng một chính quyền Mạc Phủ vững mạnh trên mọi mặt. Và có lẽ khoảng năm 1593, Tướng quân Tokugawa Ieyasu đã có chủ trương thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, thông qua buôn bán ngoại giao để các nước biết rằng ông đã thống nhất nước Nhật và xác lập một chính quyền trung ương mạnh mẽ, do đó ông đã ban hành thiết lập “Ngự châu ấn trạng”, như là một giấy thông hành đặc biệt cho phép các tàu thuyền sang buôn bán ở các nước khác, trong đó có Việt Nam. Giấy “Ngự châu ấn trạng” (Goshuinjo) tức là “Giấy phép có đóng con dấu màu đỏ”, còn được gọi là chế độ “Châu ấn thuyền” (Shuinsen) có nghĩa là “Thuyền mang giấy phép có đóng dấu màu đỏ” do Mạc phủ Tokugawa cấp.

Thời kỳ này ở Nhật còn được gọi là “Thời đại Châu ấn thuyền” đánh dấu một nét rất đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản. Với chế độ này, chỉ những tàu nào có giấy phép đóng dấu đỏ của Mạc phủ mới được phép đi ra nước ngoài buôn bán. Các tàu nước ngoài muốn đến Nhật cũng cần phải có giấy phép của Mạc phủ Tokugawa. Thông qua chế độ này, chính quyền Mạc phủ Tokugawa muốn bảo đảm an toàn cho các tàu buôn của Nhật và nước ngoài cũng như xác lập uy quyền của mình.

Từ khi có chế độ mở rộng buôn bán thông qua sự cho phép của chính quyền hai bên, thì số lượng các tàu Nhật đến Faifo nhiều hơn. Theo kết quả thống kê của các nhà nghiên cứu Nhật Bản, từ năm 1604 đến năm 1635 đã có 86 chiếc tàu được cấp giấy phép Shuinsen, tương ứng với 430 tấn hàng hoá được chở từ Nhật đến Faifo.

Phố Nhật phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 17, khu phố gồm hai dãy nhà ở gần chợ, dài hơn ba trăm hai mươi mét dọc theo cảng sông. Theo Ogaru Sadao - một nhà nghiên cứu người Nhật đã nghiên cứu rất kỹ bức tranh “Giao chỉ quốc mậu dịch đô hải đồ” của Chaya Shinroku - một thương gia người Nhật đã từng đến buôn bán và cư trú tại Faifo trong những năm phát triển rực rỡ của phố Nhật ở đây - cho rằng phố Nhật ở trong bức tranh nằm ngay sát bên bờ sông.

Trong tranh có vẽ ba ngôi nhà cao quay mặt ra đường giống với nhà của dòng họ nổi tiếng Chaya ở Owari - Nagasaki, Nhật Bản. Như vậy, những người Nhật đã thực sự xây dựng các ngôi nhà mang kiến trúc Nhật ở Faifo.

Từ năm 1636, mối quan hệ giao thương Việt - Nhật tại đô thị Faifo có nhiều biến động lớn. Thời kỳ này, tại Nhật, các thế lực nổi lên chống đối với hàng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo cho nên chính quyền Mạc phủ Tokugawa thực hiện việc “cấm đạo”. Ngoài ra còn xảy ra sự kiện tàu phương Tây tấn công cướp bóc tàu thuyền Nhật và phần lớn lo sợ bị các nước phương Tây xâm chiếm nên Nhật bắt đầu chính sách hạn chế buôn bán tiếp đến áp dụng triệt để chính sách “bế quan toả cảng” đóng cửa hoàn toàn không giao lưu buôn bán với bất cứ quốc gia nào.

Năm 1636, chính quyền Tokugawa Iemitsu ban hành sắc lệnh cấm người người Nhật không được ra nước ngoài buôn bán, cấm không cho đóng tàu thuyền lớn có khả năng đi biển xa. Theo sắc lệnh này, tất cả các thương nhân Nhật đang ở nước ngoài phải về nước ngay lập tức, nếu quá hạn không về sẽ bị án xử tử. Dưới sự cứng rắn, khắc nghiệt của sắc lệnh này, các thương nhân Nhật đang ở Faifo phải hồi hương.

Hầu hết các gia đình người Nhật, kể cả vợ chồng Sataro (con rể của chúa Nguyễn Phước Nguyên) cũng phải về Nhật. Đến năm 1651, theo lời một thuyền trưởng tàu Hà Lan là Delft Haven, Faifo chỉ còn khoảng 60 ngôi nhà xây liền nhau với khoảng 300 người Nhật. Số người Nhật cũng giảm dần do trong thời gian năm 1664 - 1665, các chúa Nguyễn cũng cấm Thiên chúa giáo ở Faifo.

Bản đồ Đông Dương năm 1760

Khu phố Nhật ở Faifo dần dần tàn lụi. Đến năm 1695, chỉ còn 4, 5 gia đình người Nhật xin chúa Nguyễn cho phép ở lại và cư trú vĩnh viễn ở Faifo. Năm 1858 liên quân Pháp, Tây Ban Nha tấn công đổ bộ lên Đà Nẳng, bên kia nước Nhật đóng cửa suốt 230 năm cho đến thời Minh Trị năm 1868 mới mở cửa giao thương trở lại để canh tân đất nước.

Do các sự kiện lịch sử mà phố Nhật suy tàn, nhìn lại thương cảng Faifo chỉ thực sự sầm uất trong một giai đoạn ngắn ngủi vài mươi năm từ cuối thế kỷ 16 đến gần nửa đầu thế kỷ 17, quả thật đáng tiếc.

 

Tổng hợp

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM