Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:28:56AM


 

Trip: Sapa thánh địa của Thảo quả đen

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 05/04/2020 | 08:42:05 PM
Lượt xem : 849




Một người lạ mặt vác khẩu súng hơi trên vai xuất hiện bất chợt trong thung lũng nơi tôi và Lang đang đứng.

"Chào, tụi tôi đang tìm đường vào rẫy, anh có thấy bảy người đàn ông và hai người phụ nữ nào không?” Lang hỏi, mặc một chiếc áo dân tộc truyền thống vùng cao, đi đôi ủng cao su.

Để đến được đây, tôi đã phải dành trọn một ngày cỡi xe máy trên một đoạn đường núi gập ghềnh, vượt qua mấy con suối nước cao đến đầu gối, thậm chí gặp cả một con rắn độc. Bây giờ tôi đã gần đến đích, đó là một khu rừng trồng thảo quả đen trên đỉnh ngọn núi gần đây nhưng cả nhóm đang không tìm được lối đi tiếp vì cây rừng mọc um tùm. Chồng của Lang, anh Duong đang đi lòng vòng tìm cách đi tiếp.

Chúng tôi đang vào công viên Vườn quốc gia Hoàng Liên để tìm hiểu cách thu hoạch Thảo quả từ tự nhiên. Hai vợ chồng Giàng Thị Lang và Nguyễn Danh Dương là những hướng dẫn viên leo núi ở thị trấn Sa Pa. Tôi đã kết bạn với họ từ nhiều năm trước khi sống ở Hà Nội. Gia đình Lang đã trồng thảo quả ở vùng núi Hoàng Liên Sơn từ những năm 1990 và hôm nay em trai của cô, anh Cho là người dẫn đầu chuyến đi thu hoạch thảo quả đã đồng ý cho tôi đi theo.

Sa Pa nổi bật trên một vùng đa dạng sinh học và có vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt. Thị trấn miền núi Sapa nằm cạnh đỉnh cao nhất của Việt Nam, Fansipan cao 3.147m. Đây là một nơi lý tưởng để lội bộ leo núi và trải nghiệm phong tục của các nhóm dân tộc thiểu số sống quanh Sa Pa và thung lũng kế bên.

Chuyến đi này của tôi vừa là một cuộc phiêu lưu vừa để tìm hiểu môi trường của Việt Nam. Thảo quả đen được trồng lần đầu tiên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn vào những năm 1990 thay thế cho cây thuốc phiện. Công viên quốc gia Hoàng Liên là biểu tượng cho những nỗ lực của Việt Nam để bảo vệ sự đa dạng sinh học của thảm thực vật lại vừa mang nhiệm vụ phát triển kinh tế miền núi do đó xuất hiện một câu hỏi khá hóc búa: Làm thế nào để một khu rừng có thể vừa là nơi bảo tồn thiên nhiên vừa làm nông nghiệp trồng hoa màu cùng lúc?

Khởi nguồn hành trình từ Hà Nội, tại một khu chợ gần căn hộ cũ, tôi đã mua sáu quả thảo quả đen với giá 9.000 đồng Việt Nam. Trái to gấp đôi so với loại thảo quả xanh thường dùng phổ biến trong ẩm thực tại Ấn Độ.

Thảo quả đen mọc tự nhiên dọc theo bờ suối trong những khu rừng trên miền thượng du dưới tán cây cao, đây là một loại gia vị khô, được sử dụng trong món phở và một vài món ăn phổ biến khác.

Ở phương Tây, thảo quả đen ít thấy hơn thảo quả xanh do chủ yếu nó được bán cho các nhà buôn Trung Quốc, sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh. Trong mấy năm vừa qua, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của Trung Quốc đã biến Sa Pa trở thành một trung tâm quan trọng trong giao dịch mua bán thảo quả đen.

Đêm kia, tôi đáp một chuyến tàu hỏa từ Hà Nội lên vùng Tây Bắc. Sáng hôm sau đến thành phố biên giới Lào Cai, tôi bắt taxi về Sa Pa để gặp Lang như đã hẹn trước. Sau đó Lang đưa tôi đi xem một kho hàng bán buôn thảo quả tại Sapa.

Nông dân trồng thảo quả đen đang lên núi ở Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Ruộng bậc thang ở vùng núi Hoàng Liên.

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một điểm đến của những người đi bộ leo núi, có thể thuê hướng dẫn viên ở Sa Pa.

Dường như kho hàng đang ăn nên làm ra. Cứ sau vài phút, lại thấy một nông dân chở đến những bao nhồi đầy thao quả. Cuộc mua bán diễn ra nhanh chóng bằng tiền mặt. Tôi thấy cả trăm bao tải đang chờ được xếp, một đội xe tải nhỏ đã chờ sẵn bên ngoài để đưa hàng lên Lào Cai rồi qua biên giới.

Chủ kho hàng cho biết giá mua hiện tại là 5 đô la một kg, nhưng giá thay đổi liên tục tùy vào tình hình cung và cầu. Mười mấy năm về trước những người buôn bán gia vị khô ở Sa Pa không thể liên lạc thường xuyên được với các nhà buôn ở bên Trung Quốc như hiện nay, bây giờ dễ dàng hơn nhiều, khi cần là chỉ gọi qua điện thoại di đông.

Gia đình Lang là người dân tộc H'mông sống ở Tả Van, một ngôi làng nằm ngoài thị trấn Sa Pa, khu vực này đời sống người dân khấm khá nhờ sự bùng nổ của du lịch leo núi nhưng thảo quả vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng của làng.

Cha của Lang, Ông Giàng cho biết ông bắt đầu trồng thảo quả ở sâu trong vườn quốc gia Hoàng Liên từ năm 1994, ngay sau khi chính phủ ra lệnh ngừng trồng cây thuốc phiện, ông đã từng ở đó khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975.

Vườn quốc gia Hoàng Liên, được thành lập năm 2002, là một trong nhiều khu vực được bảo tồn tại Việt Nam, nơi đây các nhóm dân tộc thiểu số kiếm sống từ canh tác hoa màu trên đất thuộc về nhà nước. Người dân trồng và thu hoạch thảo quả ngay trong công viên quốc gia trong khi các kiểm lâm của công viên hầu như không quan tâm đến công việc trồng trọt của họ. Cho đến nay việc làm của cả hai bên đều rất tốt. Theo nguyên tắc, đúng là bất hợp pháp khi thu hoạch thảo quả trong phạm vi công viên nhưng chính quyền địa phương chấp nhận tình trạng như vậy xem đó như một sự linh hoạt phù hợp cần thiết, một mặt giúp người dân có ý thức phải tự bảo vệ rừng, mặt khác giúp phát triển kinh tế miền núi còn hơn để dân lén lút chặt phá cây rừng, khi đó sẽ còn gây nên những hậu quả tồi tệ hơn.

Nông dân trồng thảo quả vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Chẳng hạn thời tiết khắc nghiệt trong những năm gần đây đã làm gián đoạn nguồn cung hàng năm của vụ mùa. Hiện tại, nông dân đang phải đối mặt với việc tìm thêm kế sinh nhai khác, về cơ bản họ đang chờ xem liệu mọi thứ có chiều hướng trở nên tốt hơn hay không.

Gia đình Lang là một trường hợp tiêu biểu. Lang và chồng là anh Dương người dân tộc Mường, họ không quá lệ thuộc vào thảo quả để đảm bảo một cuộc sống ổn định vì họ đang điều hành một dịch vụ du lich leo núi. Nhưng Cho - anh trai của Lang, không bao giờ hứng thú với nghề du lịch, vẫn coi thảo quả là chìa khóa đem lại sự thịnh vượng cho mình nên rất cố gắng.

Nông dân rửa rau xanh tại khu lán trại cạnh một cây thảo quả đen.

Giang A Thao, một nông dân sống gần Sa Pa, ngồi trên một bao thảo quả mới hái.

Con đường mòn dẫn lên khu trồng thảo quả của Cho phải len lỏi qua nhiều tảng đá cao đến đầu người, chúng tôi đến lán trại vào khoảng xế chiều, tôi nhìn thấy hàng trăm bụi thảo quả trồng dọc theo một dòng suối nhỏ gần đó, thảo qua trồng dưới những tán cây rộng.

Khu lán trại nằm cạnh bờ suối, một tấm bạt màu xanh rất lớn được giăng trên các giá đỡ bằng tre trên nóc một boong-ke bằng đất mà cha của Lang đã bỏ nhiều công đắp theo sườn núi. Bên trong lán đã đốt sẵn một ngọn lửa trại, kê vài chiếc chõng tre. Đây là nơi nhóm chúng tôi sẽ ăn ngủ trong hai ngày tới. Cả trại ồn ào với hoạt động của hàng chục con người là anh em họ hàng, bạn bè với nhau, họ liên tục thay phiên nhau gánh vác khối lượng công việc.

Vụ thu hoạch thảo quả bắt đầu vào sáng sớm hôm sau, sau bữa cơm sáng có cà phê hòa tan. Tất cả tiến vào lô đất có hơn 2.000 cây thảo quả, trồng dọc theo một sườn dốc thoai thoải. Mọi người chia thành hai nhóm, mỗi người mang theo một dao rựa, công việc cơ bản của họ là tách vỏ quả thô ngay tại mỗi bụi cây đồng thời dọn gốc sạch sẽ. Nhiều giờ trôi qua, mọi người lặng lẽ làm việc, lâu lâu chỉ dừng tay uống nước, không khí ở đây lạnh hơn ở thung lũng bên dưới.

Đến cuối buổi chiều, mọi người quay trở lại trại, khơi một ngọn lửa lớn để rang từng mẻ thảo quả thô. Tôi để ý thấy khi thảo quả chuyển từ màu đỏ sang màu nâu sậm sẽ tỏa ra mùi thơm nồng. Công đoạn rang rất cần thiết bởi nó sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng giúp cho việc vận chuyển xuống núi dễ dàng hơn.

Một khu đất phủ kín Thảo quả đen.

Thu hoạch thảo quả đen là công việc vất vả khó khăn.

 

Rang thảo quả mới thu hoạch ngay tại lán trại.

Đêm đã khuya, vài người mở chai, chia nhau uống mừng thành quả một ngày làm việc mệt nhọc. Rượu được rót xoay vòng cùng nhiều khẩu phần thịt lợn muối. Cuối cùng, tất cả rúc vào gần đống lửa để sưởi ấm khi gió rét thổi vào sườn núi.

Tôi đã rơi vào một giấc ngủ sâu, sâu đến nỗi không nhận ra một cơn mưa rả rich trước đó đang dồn thành một khối nước lớn trên tấm bạt màu xanh trên nóc lán trại. 4 giờ sáng tôi thức dậy, cả khu trại nhốn nháo, mưa bắt đầu nặng hạt. Cho hét lên, nhảy qua ngọn lửa lấy nắp úp vội vào cái chảo rang, đèn pin lia vào bóng tối, có ai đó cố gắng kéo lại mép tấm bạt đã bị xé rách, cột tạm vào căn lều, mưa rừng cứ trút hàng tấn nước xuống lán trại.

Gần một tiếng sau cơn mưa giảm dần trời đã gần sáng, tấm bạt bị xé toạc, nhiều người trú bên dưới có cả tôi, toàn thân ướt sũng.

Khi mặt vừa ló dạng, Dương mặc áo khoác, tay rót hai cốc cà phê chia cho tôi một. Cơ bắp của tôi bị đau do đi bộ leo núi cả ngày hôm trước, đầu hơi nhức. Trên đường lên núi hôm qua, Dương tỏ ra xông xáo hăng hái bao nhiêu, bây giờ trông anh ấy lại thảm hại bấy nhiêu.

Kết quả chuyến đi, Cho thu hoạch được 350 kg thảo quả giá hiện tại gần 2.000 đô la.

Trở về làng, tôi ăn uống lấy lại sức, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng có cây thảo quả tại một nhà nghỉ. Tôi vẫn còn một hành trình dài phía trước, quay trở lại con đường đã dẫn tôi lên đây mấy hôm trước. Cùng trở lại lần này với tôi có những người thồ hàng bao tải thảo quả của họ về Sapa.

 

Tổng hợp.


APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM