Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:37:30AM


 

Worklife: Danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới?

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 26/03/2020 | 03:00:11 PM
Lượt xem : 742




Mới đây tổ chức kinh tế Economist Intelligence Unit - EUI đã công bố danh sách về các thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới trong hai năm qua.

Tháng 6 năm ngoái, công ty tư vấn Mercer cũng đưa ra một danh sách liệt kê các thành phố đắt đỏ, trong cùng thời gian, công ty tư vấn ECA International cũng phát hành phiên bản riêng của mình, đối với nhiều công ty khác, họ cũng thường làm điều tương tự.

Cứ sau vài tháng, lại có một danh sách mới, xếp hạng lại những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Nhưng điều đó thực sự có ý nghĩa gì đối với người dân địa phương?

Danh sách 15 thành phố đắt đỏ nhất thế giới 2018, 2019 cho người ngoại quốc, theo Bloomberg (1 Hong Kong, 2 Tokyo, 3 Singapore, 4 Seoul, 5 Zurich, 6 Shanghai, 7 Ashgabat, 8 Beijing, 9 New York, 10 Shenzhen, 11 N’Djamena, 12 Bern, 13 Geneve, 14 Victoria, 15 Tel Aviv)

Trước khi tìm đến tiêu đề một thành phố đắt nhất thế giới để xem giá nhà đất tăng giảm ra sao, có một số điều nên biết: Những danh sách này thực sự dành cho ai, tiêu chí đánh giá gồm những gì, cách xác định chi phí sinh hoạt thế nào?

Những danh sách này được thiết kế thuộc từng địa phương dành cho đối tượng sử dụng chính, là các công ty đa quốc gia đang tuyển dụng nhân viên người nước ngoài, thứ hạng như vậy thường được sử dụng như một công cụ để dự báo được số tiền lương mà các công ty nên chi trả cho lao động nước ngoài đến làm việc tại một địa phương nào đó.

Ví dụ: Nếu một nhà quản lý nhân sự đang dự tính điều chuyển một chuyên viên cao cấp trong công ty đến làm việc tại Kuala Lumpur, nhà quản lý cần phải biết chi phí để sống ở đó là bao nhiêu từ đó có thể chi trả mức lương cho người chuyên viên kia một cách phù hợp.

Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu chuyên viên cao cấp kia tham khảo trước một danh sách có sẵn hơn là tự thực hiện một nghiên cứu khảo sát riêng cho nên hầu hết các chuyên gia hoặc nhà quản lý bậc cao - người trước khi đến làm việc tại một thành phố nào đó, đều căn cứ vào danh sách các thành phố này, do chủ ý muốn dẫn đến kết quả để từ đó giúp căn cứ tính mức thu nhập qua lương áp dụng vào trường hợp của họ sao cho cao hơn mức lương trung bình tại địa phương, yếu tố quan trọng này đóng một vai trò rất lớn trong cách xếp hạng các thành phố có tên trong danh sách.

Hồng Kông có một số bất động sản đắt nhất thế giới, nhưng đó không phải là lý do duy nhất nó đứng đầu bảng xếp hạng EIU năm 2019

Các tiêu chí so sánh tuy có khác nhau nhưng đều có một số điểm tương đồng lớn trong phương pháp tính toán biên soạn các danh sách này. Sẽ có nhiều nhân viên nghiên cứu đang hiện diện tại hàng trăm thành phố sẽ thu thập thông tin giá bán các mặt hàng và dịch vụ khác nhau để tạo nên một “Gói hàng”- đó có thể từ một cửa hàng tạp hóa, tiệm cắt tóc, vé xem phim, quần áo, đồ điện tử, đồ nội thất, vân vân và vân vân.

Cũng có thể đưa thêm vào một số tiêu chí khác nhưng không phải là tất cả, bao gồm giá thuê xe, mua xe. Đây là lý do tại sao Singapore thường xuyên xuất hiện tiêu chí này - việc sở hữu một chiếc xe hơi có giá rất đắt là một chi phí lớn được tính vào thứ hạng, nhờ vậy sẽ làm tăng đáng kể thứ hạng của Singapore, các yếu tố khác, như tỷ giá hối đoái, thuế suất, cũng có thể đóng một vai trò nhất định nào đó.

Sau đó, để xếp các Gói hàng này với nhau, các chuyên viên phân tích sử dụng một thước đo tiêu chuẩn phù hợp riêng - ví dụ, tại EIU, người chuyển đổi tất cả các loại tiền tệ sang đô la Mỹ và so sánh từng gói hàng với cái của thành phố New York. Cái gói đó rẻ hơn hay đắt hơn bao nhiêu sẽ quyết định vị trí thành phố nào có tên trong danh sách.

Đó là một công cụ cho các công ty nước ngoài có nhân viên người nước ngoài đến làm việc ở các địa phương, Robert Wood là chuyên viên kinh tế tại EIU cho biết. Đây thường là một công cụ giúp các công ty đa quốc gia xác định mức lương áp dụng chi trả cho nhân viên người nước ngoài đến làm việc tại một thành phố nào đó trên thế giới.

“Nói cách khác, tuy mang danh những thành phố đắt đỏ nhất thế giới nhưng thực tế nó chỉ có ý nghĩa cho một nhóm người cụ thể.”

Paris là một trong ba thành phố đứng đầu danh sách của EIU - nhưng bảng xếp hạng có thể không cần phản ánh cuộc sống của người dân địa phương.

Đối với các công ty toàn cầu và nhân viên làm việc tại nước ngoài của họ, những danh sách loại này rất hữu ích. Một trong những mục đích chính của danh sách là cung cấp thông tin khá chính xác cho chuyên viên người nước ngoài ý tưởng về việc họ sẽ đề xuất mức lương bao nhiêu - và các công ty nên trả bao nhiêu là phù hợp - dựa trên lối sống và thói quen chi tiêu mà họ muốn tiếp tục duy trì sinh hoạt ở một quốc gia khác, nơi họ sẽ đến làm việc.

Vince Cordova là một chuyên viên tư vấn tại Mercer, theo ông, thực sự không cần nhìn vào toàn bộ chi tiết - đây quả là cách giải quyết và tầm nhìn của một chuyên gia đẳng cấp quốc tế - những nhân viên người nước ngoài này có thể tìm được báo cáo giá cả sinh hoạt tại một quốc gia địa phương nhưng nên là các cửa hàng thương hiệu mà người đó thường vào mua sắm. Vậy thì chìa khóa giải mã vấn đề đó là: phải hiểu rằng giá cả sinh hoạt trong danh sách các thành phố này dựa trên một số sản phẩm có chất lượng nhất định, nhắm vào các nhóm người đến từ thị trường khác nhau và quốc gia khác nhau. Nói cách khác, mỗi người nước ngoài sẽ tự tìm thấy sự thích hợp dựa trên một số tiêu chí nhất định nào đó chỉ phù hợp với họ mà thôi.

Nếu là người dân địa phương, làm cách nào một người quản lý có thể xác định một thành phố đắt đỏ như thế nào đối với chị hay anh ta? - Câu trả lời không quá khó, chỉ cần về nhà tự hỏi: Tại sao tôi muốn sống ở đó? Tôi dự định làm gì ở đó? Tôi thích lối sống nào? Tôi sẽ sống một mình hay với gia đình?

Những tiêu chí như chi phí sở hữu xe hơi thường đẩy Singapore lên Top 5 bảng xếp hạng "thành phố đắt đỏ".

Lawrence White, giáo sư kinh tế tại Đại học New York chỉ ra rằng tất cả những yếu tố về kinh nghiệm sống của một chuyên viên phân tích sẽ quyết định thành phố nào sẽ đắt như thế nào. Không có câu trả lời chung, mọi người có thể thực hiện nghiên cứu của mình bằng cách hãy tự trả lời câu hỏi: tôi muốn sống ở đâu trong thành phố đó? Giao thông công cộng có thuận tiện hay không? Mua hàng hóa bị đánh thuế bao nhiêu? Thực phẩm có bị thuế hay được miễn?

Nếu bạn muốn sống tại bất kỳ thành phố nào, bạn phải trả chi phí sinh hoạt cho nó cho dù bạn có là chuyên gia nước ngoài hay không. Bằng các tiện nghi mà các thành phố đó mang lại, bạn có thể nhận được những gì tương ứng - bất kể thành phố đó nằm trong danh sách nào.

Để hiểu đúng vấn đề, hãy sử dụng các phương pháp đánh giá riêng tự nghĩ ra rồi áp dụng cho chính mình chứ đừng sử dụng kết quả áp dụng cho một nhóm người cá biệt.

 

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM