Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 23/10/2024 | 06:33:26AM


 

History: Những nhân vật gắn với lịch sử Chambord

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 24/03/2020 | 10:24:51 AM
Lượt xem : 803




Thế kỷ 16: Xây dựng

FRANCOIS 1 (1494 - 1547)
VUA NƯỚC PHÁP TỪ 1515 - 1547

Năm 1519, vị vua trẻ tuổi hào hoa của nước Pháp, François Đệ Nhất đã ủy thác xây lâu đài Chambord ngay tại trung tâm của vùng đầm lầy Sologne, lưu vực sông Loire. Mặc dù trong thời gian trị vì, nhà vua hiếm khi đến đây nhưng với sự quan tâm ngài đã theo dõi sát tiến trình công việc.

Nhà vua muốn tạo dựng một cung điện theo ý của mình, lâu đài được thể hiện các ý tưởng kiến trúc thời Phục hưng. Đối với nhà vua, Chambord là một biểu tượng quyền lực của triều đại Valois, điểm đến cho các kỳ nghỉ, nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc săn bắn đồng thời là nơi ở của Hoàng gia. Lâu đài của Chambord được thiết kế với tầm nhìn trở thành một thành phố nhỏ, nhưng sau khi xây xong, François I chỉ ở đó vài tuần vào những mùa săn bắn. Thiết kế xây lâu đài lấy cảm hứng từ Leonardo da Vinci, kiến trúc sư của nhà vua, một danh họa Ý thời Phục hưng.

Với mong muốn gây ấn tượng, Chambord là nơi nhà vua tiếp kiến các nhà ngoại giao nước ngoài và thậm chí, vào năm 1539, gặp gỡ Charles V, Hoàng đế La Mã. Khi Francois I qua đời năm 1547, khu vực cánh nhà nguyện và khuôn viên bao bọc phía dưới vẫn chưa được hoàn thành.

 

Thế kỷ 17: Tiếp tục hoàn thiện

Mọi việc dở dang chung quanh lâu đài đã được hoàn thiện dần. Một khu nuôi ngựa được thiết lập phía sau, ngoài lâu đài, làm một kênh đào nhánh sông Cosson dẫn nước vào công viên.

GASTON D'ORLEANS (1608 - 1660)

Là một người đầy mưu mô, hai lần phải rời khỏi Pháp vì âm mưu chống lại anh trai vua Louis XIII và Hồng Y Richielieu.

Năm 1626 Công tước xứ Orleans nhận Chambord từ anh trai mình là Vua Louis XIII. Công tước là người đầu tiên tiến hành phục hồi tòa lâu đài. Ông cho cải tạo sửa chữa lại sân thượng, các tháp và hầm ở tầng thứ hai bị hư hại do bị thấm nước. Ngoài ra, ông đã mua thêm được vùng đất mới để mở rộng tạo thành công viên Chambord vì vậy, ngày nay Chambord rộng đến 13.500 mẫu Anh, được giới hạn bằng một bức tường rào dài 32 km.

LOUIS XIV (1638 - 1715)
VUA NƯỚC PHÁP ( 1643 - 1715 )

Louis XIV được Vua cha Louis XIII truyền ngôi từ lúc mới 5 tuổi, sau 18 năm dưới sự trợ giúp của hội đồng nhiếp chính cầm quyền bởi Nữ hoàng Anne, năm 1661 Vua Louis XIV chính thức lên nắm quyền, từ đây nhà vua tiếp tục hoàn tất công việc xây dựng lâu đài Chambord.

Cánh nhà nguyện và phần khuôn viên bao quanh đã được hoàn thành từ 1660 đến 1685. Louis XIV rất thích ở Chambord, các bữa tiệc tùng, săn bắn, diễn hài kịch và dạ tiệc đều được tổ chức ở Chambord. Vở hài kịch châm biếm giới quý tộc của Molière đã được trình diễn tại Chambord vào ngày 14 tháng 10 năm 1670.

Năm 1680, Louis XIV xây dựng một khu nhà mới cho hoàng gia. Ông đã ủy thác cho làm một số công trình cạnh tòa lâu đài như kênh đào sông Cosson, một khu vườn nhân tạo trên sân thượng nhưng đã không hoàn thành, chỉ có khu những chuồng nuôi ngựa là được xây dựng.



Thế kỷ 18: Cải tạo

Công việc trang trí nội thất cuối cùng đã được hoàn tất, Vua Louis XIV đưa cha vợ là Stanislas Leszczynski, một vị Vua Ba Lan lưu vong, đến trú ngụ trong lâu đài.

STANISLAS LESZCZYNSKI (1677 - 1766)

Năm 1725, vị vua lưu vong của Ba Lan, cha vợ của vua Louis XV - Stanislas Leczczynski được đến ngụ tại lâu đài Chambord.

Tuy vẫn hy vọng lấy lại ngai vàng để chấm dứt cuộc đời lưu vong nhưng ông sống ẩn dật tại Chambord. Stanislas Leczczynski đã tiếp tục công việc của Louis XIV trong vùng lân cận của tòa lâu đài.

Vào tháng 8 năm 1733, Stanislas Leszczynski rời Chambord trở về Ba Lan khôi phục ngai vàng rồi mãi mãi không quay lại Chambord.

MAURICE DE SAXE (1696 - 1750 )

Tiếp đến năm 1748, Maurice de Saxe, nguyên soái người Pháp, đã nhận được Chambord từ tay Louis XV như một phần thưởng xứng đáng cho chiến công của ông tại Fontenoy 1745. Maurice de Saxe bỏ thêm tiền để sửa chữa thiết lập một nhà hát trên tầng hai của tòa lâu đài, phòng ốc trang trí nội thất sang trọng, có đội quân riêng,

thường xuyên luyện tập thao diễn.

Nguyên soái cũng hoàn thành việc xây dựng một khu vườn theo phong cách Pháp và làm một số con đường đi săn trong công viên. Ông chết tại Chambord ngày 30 tháng 11 năm 1750.

 


Thế kỷ 19: Tư hữu hóa

Chambord thoát khỏi sự hủy diệt trong Cách mạng Pháp 1789, tòa lâu đài chỉ bị lục soát và phần lớn đồ đạc bị lấy đem đi. Sau đó một thời gian dài, không ai quan tâm.

THỐNG CHẾ LOUIS ALEXANDRE BERTHIER (1753 – 1815)

Năm 1809, Napoleon giao Chambord cho Tham mưu trưởng, Thống chế Louis-Alexandre Berthier, nhưng Berthier không tu bổ gì nhiều.

HENRI DUC DE BORDEAUX (1820 - 1883)

Năm 1821, toàn bộ tòa lâu đài Chambord được giao cho Công tước Henri Duc De Bordeaux, cháu trai của Vua Charles X thông qua một chiến dịch vận động trên toàn quốc, nhưng ngay sau đó xảy ra các sự kiện chính trị buộc phải sống lưu vong ở Áo vào năm 1830. Ông vẫn quản lý tài sản của mình với niềm say mê và hy vọng được cư trú tại Chambord sau khi quay trở về Pháp dưới tên hiệu Henri V. Chỉ một lần duy nhất ngắn ngủi năm 1871, tại Chambord, ông tuyên bố từ chối lá cờ Pháp đồng thời tuyên bố từ bỏ luôn quyền thừa kế ngai vàng Pháp.

Ông bỏ rất nhiều tiền để trùng tu lại Chambord rồi sau đó, lần đầu tiên Chambord mở cửa cho du khách vào xem. Công tước rất tự hào giới thiệu bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật, đáng chú ý là các bức tranh vẽ chân dung gia đình, đã được ông mua lại hoặc được hoàng gia gởi tặng.

Năm 1840, lâu đài Chambord được đưa vào danh sách di tích lịch sử đầu tiên của Pháp.

Henry Duc chết vào năm 1883. Sau khi ông qua đời, gia sản được thừa kế bởi cháu trai ông là hoàng tử Bourbon-Parma.

 

Thế kỷ 20 và 21: Tài sản quốc gia

Do hoàng tử Bourbon-Parma mang quốc tịch Áo, năm 1915 di sản Chambord được nhà nước Pháp thu hồi, năm 1930 Pháp bồi thường tiền cho những người thừa kế Chambord, từ đó Chính phủ Pháp là chủ sở hữu mới, quyết định trùng tu làm cho di tích trở lại nguyên mẫu thời Phục hưng bằng cách phá bỏ các căn gác kín được xây thêm từ thời Louis XIV.

Từ năm 1930, lâu đài và phần công viên trở thành tài sản của nước Pháp.

Di sản Chambord sau đó được giao quản lý chung bởi các Bộ, mỗi bộ có thẩm quyền đối với một phần của Chambord.

Ngày 23 tháng 2 năm 2005, thành lập một Cơ quan quản lý công, là đơn vị duy nhất quản lý Chambord.

Năm 1981 Chambord được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

 

ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM