Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 22/11/2024 | 12:21:18AM


 

Culture: Tại sao người Nhật lại làm việc không nghỉ như vậy?

Tài khoản đăng : ILIXX ADMIN
Đăng : 06/03/2020 | 10:18:14 PM
Lượt xem : 772




Nhật Bản, quốc gia có văn hóa làm việc khắt khe và cực đoan nhất thế giới đã khiến cho tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, văn hóa làm việc này bắt nguồn từ thời Showa - Chiêu Hòa 1926, đã tồn tại ăn sâu vào nếp nghĩ của người Nhật qua gần 100 năm. Ngày nay, tại Nhật đang có nhiều nỗ lực giúp cải thiện nhiều hơn tình trạng này.

Ông Hideyuki có thể đếm trên đầu ngón tay số ngày anh nghỉ phép trong năm vừa qua của mình, ông nhẩm tính nghỉ một ngày vào tháng tư khi phải đưa con gái tựu trường vào tiểu học và một ngày rưỡi vào tháng 11, vì bắt buộc phải tham dự khóa học dành cho phụ huynh. Hideyuki một kỹ sư 33 tuổi, làm việc cho một công ty công nghệ ở Tokyo, có hai con, đứa sáu và đứa bốn tuổi, năm qua chỉ xin nghỉ phép có hai ngày rưỡi, ông còn cho biết số ngày nghỉ như vậy là nhiều so với bình thường. ‘Tôi không muốn người quản lý của tôi nói bất cứ điều gì không tốt về tôi chỉ vì tôi đã xin nghỉ phép’.

Giống như suy nghĩ của hầu hết công nhân viên chức tại Nhật Bản, thời gian xin nghỉ phép nếu vượt quá quy định tối thiểu, đó không phải là một lựa chọn tốt. Hideyuki luôn cảm thấy khó khăn vì bầu không khí tại nơi làm việc không cho phép ông xin nghỉ phép nhiều hơn, ông miễn cưỡng nói ra tên thật của mình dù biết hậu quả tiềm ẩn trong cuộc phỏng vấn này là không có lợi cho ông.

Lực lượng lao động khắp Nhật Bản luôn phải đối mặt với một căn bệnh lạ đó là ‘E ngại xin nghỉ phép’. Họ không muốn sử dụng hết những ngày nghỉ phép hàng năm của mình, mặc dù khi nghỉ phép họ vẫn hưởng lương dù chỉ bằng 52,4% tiền lương chính thức. Lý do chính của tình trạng này là mặc cảm có lỗi - một sự phản ánh rõ nét có nhiều áp lực đè nặng lên một xã hội tham công tiếc việc. Thông thường các viên chức hay công nhân nhà máy, tính trung bình mỗi người họ vẫn còn hàng chục ngày nghỉ phép chưa được sử dụng trong nhiều năm làm việc.

Nhật bản, quốc gia từ lâu đã nổi tiếng với một nền văn hóa làm việc đầy sự căng thẳng, thể hiện đầy đủ qua dáng vẻ mệt mỏi của người công nhân, viên chức trên những chuyến tàu điện cuối cùng đưa họ trở về nhà mỗi đêm nhưng người Nhật lại cho đó là chuyện bình thường. Nhật Bản cũng là nơi khai sinh ra từ ngữ ‘Karoshi’ - chết vì làm việc quá sức - một từ được đặt ra từ những năm 1970 để mô tả về cái chết bởi tình trạng căng thẳng và áp lực nặng nề liên quan đến công việc. ‘Karoshi’ là một từ phổ biến tại Nhật Bản ngày nay.

Hiroshi Ono, quản lý nhân sự tại Đại học Hitotsubashi, chuyên nghiên cứu về văn hóa làm việc của Nhật Bản cho biết, trong khi xã hội phương Tây mang tính cá nhân và không phân cấp thì ngược lại xã hội Nhật Bản mang tính tập thể và phân cấp. Vì vậy, nhiều người lao động không nghỉ ngơi chỉ vì ông quản lý trực tiếp của họ cũng không nghỉ ngơi, cũng có thể rằng họ e ngại rằng nếu nghỉ phép, điều đó sẽ phá vỡ sự hòa hợp của họ đối với tập thể trong môi trường làm việc.

Đối với kỹ sự công nghệ Hideyuki - giống như nhiều người lao động Nhật Bản khác – ông luôn cho rằng không nghỉ phép là một vấn đề bình thường, tất cả mọi người không bao giờ nghĩ rằng nếu làm việc liên tục có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình cũng như sức khỏe của mình.

Nơi Hideyuki làm việc có khoảng 30 nhân viên cùng làm chung, một đồng nghiệp đã nghỉ phép dài hạn vì bệnh tâm thần nên họ lại thiếu nhân sự. Vì vậy, nếu một người dù chỉ nghỉ một ngày, sẽ tạo gánh nặng cho các nhân viên khác. Nhìn lại các cấp quản lý trong công ty không ai có bất kỳ ngày nghỉ phép nào trong năm và tất cả họ thường làm việc khá muộn. Không ai có được ngày nghỉ nên Hideyuki không thể là người duy nhất xin nghỉ phép. Vợ anh, bà Sayaka cho biết thêm ‘Chồng tôi không bao giờ nghỉ bất cứ ngày nào, ngay cả khi ông bị ốm’.

Quan niệm của Hideyuki cũng giống Tsuyoshi, 38 tuổi, một giám đốc lễ tân tại một doanh nghiệp nhà hàng ở quận Gunma, ông không hề tính xem mình còn bao nhiêu ngày nghỉ phép, trong suốt bốn năm làm việc tại đây.

 

Các thế hệ trẻ ngày càng đẩy lùi quan niệm làm việc quá mức.

Tsuyoshi, nghỉ được 2 ngày mỗi năm, cũng yêu cầu không tiết lộ tên đầy đủ của mình, ông phản ánh mức độ khó khăn của nhiều lao động khi bàn về các vấn đề nghỉ phép ngay tại nơi làm việc. ‘Gần đây nhất là vào tháng 8 - Tôi bị ốm nặng phải nằm liệt giường nên phải xin nghỉ một ngày. Nói chung, không có chuyện nghỉ bệnh ở Nhật Bản’.

Khi được hỏi về các đồng nghiệp phản ứng ra sao khi thấy có người xin nghỉ phép, ông nói thêm: “Họ sẽ phản ứng tiêu cực. Họ sẽ không nói bất cứ điều gì trực tiếp với người đó nhưng họ sẽ nói xấu người đó sau lưng. Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ đồng nghiệp nào sử dụng hết các ngày nghỉ phép dù quy định nghỉ phép họ vẫn nhận đủ lương. Có một nền văn hóa ngay tại nơi làm việc là bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu như bạn không nghỉ phép ngày nào và làm việc chăm chỉ. Mọi người luôn nghĩ xin nghỉ phép là một điều không tốt.”

Ngày nay, vấn đề cải thiện tình trạng làm việc tại Nhật Bản có vị trí ưu tiên trong chương trình nghị sự của Thủ tướng Shinzo Abe, như được đề cập trong Dự luật cải cách làm việc mới của chính phủ, đã được Quốc hội thông qua năm 2018, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2019. Dự luật này là nền tảng cho những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện tình trạng làm việc tại Nhật - trong tiếng Nhật được gọi là hataraki-kata kaikaku – trong đó là nhiều nội dung sửa đổi trong tám luật lao động chính. Các sáng kiến ​​bao gồm nhiều khoản, trong đó có một quy định phải dành ít nhất 5 ngày nghỉ phép cho nhân viên nào đang có ít nhất 10 ngày phép chưa sử dụng hết trong năm.

Mục tiêu của chính phủ là tăng tỷ lệ nghỉ phép hàng năm lên 70% vào năm 2020, Susumu Oda, Giám đốc Phòng lao động và đời sống tại Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, giải thích sự quan trọng cần thiết để lấy lại tinh thần lẫn thể chất của nhân viên và người lao động. Ông cho biết thêm, hệ thống luật mới được áp dụng kể từ tháng 4 năm 2019, đến nay chưa đầy một năm, nên vẫn chưa rõ tác dụng của nó ra sao. Nhưng để tạo ra một môi trường làm việc hăng hái trở lại, kích thích nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương, có nhiều công việc tuyên truyền được gởi đến các công ty xí nghiệp, các nhân viên, công nhân, khuyến khích mọi người sử dụng thời gian nghỉ phép của mình.

Các nỗ lực mong muốn làm thay đổi thói quen làm việc của người Nhật Bản trong thực tế là một thách thức lớn - đặc biệt khi quan niệm cho rằng phải làm việc miệt mài chăm chỉ đã khắc sâu trong mọi tầng lớp xã hội, như được phản ánh trong một bản nghiên cứu về vấn đề nghỉ phép trong các lực lượng lao động của Expedia, một công ty du lịch. Theo đó, Nhật Bản đạt điểm thấp nhất trong số 19 quốc gia được ghi nhận trong một nghiên cứu vào năm 2018, trong đó trung bình người lao động Nhật chỉ sử dụng chưa đến một nửa thời gian nghỉ phép hàng năm. Có đến 58% công nhân Nhật Bản cho biết họ mang mặc cảm có lỗi, đây là lý do chính khiến họ không chịu nghỉ phép, 42% cho rằng chủ nhân, các quản lý của họ lại ủng hộ việc nghỉ phép – Tỷ lệ này của Nhật là mức thấp nhất trên toàn cầu.

 

Tại Nhật, càng ít ngày nghỉ nhân viên càng có vị thế tốt hơn so với các đồng nghiệp của họ.

Akina Murai, người đứng đầu bộ phận PR cho Expedia tại Nhật Bản, cho rằng có một khoảng cách rõ ràng giữa các thế hệ. Bà cho biết 60% người Nhật từ 18 đến 34 tuổi và 40% là những người trên 50 tuổi, cả hai thành phần này đều cho rằng số ngày phép như vậy là còn ít. Khoảng cách nhận thức giữa hai thế hệ này cho thấy ngay cả những nhân viên trẻ tuổi cũng muốn và cần nghỉ ngơi nhiều hơn, nhưng không được hưởng ứng do áp lực từ cấp trên của họ.

Trong số những người quan tâm nhiều nhất, tích cực làm thay đổi tình trạng này phải nói đến Yoshie Komuro, người sáng lập Work Life Balance Co Ltd, một công ty tư vấn có trụ sở tại Tokyo chuyên tư vấn hỗ trợ các Doanh nghiệp cải thiện tình trạng lao động để lấy lại cân bằng giữa cuộc sống và công việc cho nhân viên, công nhân lao động. Kể từ khi ra mắt năm 2006, Work Life Balance đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều công ty và các tổ chức trên cả nước, thí dụ Văn phòng Nội các thủ tướng, công ty chuyển phát nhanh của Bưu điện Nhật Bản v.v… về cách hiện đại hóa lực lượng lao động của họ. Work Life Balance đã phát hành một video nội dung đáng quan tâm, bao gồm nhiều ý kiến của các cấp quản lý hàng đầu, trong video họ chia sẻ những cơ hội bị bỏ lỡ đối với gia đình mình do áp lực của công việc khiến họ không muốn nghỉ phép.

Khám phá những lý do đằng sau tỷ lệ nghỉ phép thấp hàng năm của Nhật Bản, Komuro giải thích: Khi chúng tôi đào sâu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, tôi nhận thấy các công ty hoàn toàn không bị rơi vào tình trạng thiếu nhân sự khi cho nhân viên nghỉ phép mà thực tế do các nhân viên không chịu giúp đỡ chia sẻ công việc lẫn nhau, do họ không quen làm như vậy và không được đào tạo để làm như vậy. Ví dụ, Yoshie Komuro mô tả cách bà giúp một tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng một môi trường cởi mở hơn, từ đó giúp các công nhân cảm thấy tự tin thoải mái khi thảo luận về cách họ muốn thay đổi lề lối làm việc – thứ vẫn còn là điều cấm kỵ trong nhiều công ty tại Nhật. Kết quả cuối cùng nhận được là gì? Quy định giờ làm thêm đã giảm xuống 15%, tỷ lệ xin nghỉ phép có hưởng lương đã tăng lên 61%.

Yoshie Komuro mô tả Dự luật cải cách làm việc mới của chính phủ là một bước tiến lớn trong lịch sử luật lao động Nhật Bản, tỷ lệ nghỉ phép thấp là một trong nhiều vấn đề cần giải quyết để hiện đại hóa văn hóa làm việc của quốc gia. Để thực sự mang lại thay đổi toàn diện, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết một loạt các vấn đề sâu xa đang tồn tại trong xã hội Nhật – trong đó cần thúc đẩy gia tăng tỷ lệ sinh đẻ đang bị giảm dần, hỗ trợ thai sản, tạo ra một chế độ lao động phù hợp hơn cho phụ nữ kể cả người già.

Nhật Bản đang bắt đầu thay đổi, tuy nhiên thay đổi này không dễ dàng. Shiboru Yamane, giám đốc sáng tạo của Ningen Inc, công ty quảng cáo có trụ sở tại Osaka, chia sẻ ‘Bữa tiệc sinh nhật của con tôi bị trễ bảy tháng, có người lại cho biết họ không có cơ hội đươc gặp mặt lúc ông bà qua đời, có người đến tuổi nghỉ hưu mà còn tới 90% ngày phép hàng năm’. Shiboru Yamane cho biết thêm trong nhiều trường hợp, môi trường làm việc khắc nghiệt dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, thậm chí dẫn đến cái chết. Đây là một vấn đề nan giải của xã hội Nhật Bản, nhìn thoáng qua dễ nhận thấy sự xuất hiện những thách thức lớn đó là lực lượng lao động ở Nhật Bản vẫn còn quá nhiều tư tưởng bảo thủ. Vào tháng 9, Shinjiro Koizumi, bộ trưởng môi trường Nhật Bản, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và thậm chí bị kêu gọi từ chức chỉ vì đưa ra kế hoạch cho nghỉ phép sau khi vợ ông sinh con!

Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này người ta có thể hy vọng vào sự thay đổi trong cách nghĩ của lực lượng lao động trẻ tuổi, những người đang phê phán tình trạng làm việc quá mức của các thế hệ lớn tuổi. Nhiều cuộc khảo sát trên mạng xã hội cho thấy những người lao động trẻ tuổi ngày nay không còn ủng hộ thời gian giờ làm việc trong ngày bị kéo dài so với những lớp người lao động lớn tuổi. Cần nhắc lại: Văn hóa kéo dài giờ làm việc là sản phẩm có từ thời Showa - Chiêu Hòa tức vua Hirohito (1926 đến 1989), nhu cầu gia tăng nhân lực tối đa phục vụ chính sách bành trướng của quân phiệt Nhật thông qua việc gia tăng số giờ làm việc trong ngày của người công nhân lao động vào thời đó.

Tất cả mọi hy vọng cải thiện văn hóa làm việc như nêu trên đều đặt trọn niềm tin vào lực lượng những người lao động trẻ tuổi, nếu và khi các chính sách cải cách lao động được thực hiện đầy đủ thì khi đó mới nói được lời chia tay với phong cách làm việc Showa.

 

APP ILIXX Admin

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM