Tham gia tự bán hàng
ĐĂNG NHẬP





Quên mật khẩu?

THAM GIA TỰ BÁN HÀNG
THAM GIA

ĐĂNG NHẬP


Nhà cung cấp

Tổng sản phẩm

Tổng sản phẩm đã chọn

Tổng sản phẩm đã bán


Thương hiệu

Hàng độc

Đã sử dụng

Đồ cổ

Xả hàng ngày 25


Shop blogs


EVoucher


Tin của ILIXX



Tải App:


 TRANG CHỦ

 SHOP BLOGS

 TOP 99

 eVOUCHER

AI BIẾT?

Hôm nay : 21/11/2024 | 04:55:51PM


 

Café đắt tiền nhất của Việt Nam

Tài khoản đăng : OH! NGON
Đăng : 21/04/2021 | 12:46:03 AM
Lượt xem : 1506




Oh! Ngon Blog chủ trương không khai thác hay đề cao bất kỳ cá nhân nào qua những bài viết của mình, nhưng lần này xin phá lệ do muốn đề cập đến một sản phẩm cà phê gắn liền với câu chuyện có thật của một người đàn ông Pháp, Pierre Morère, người có lòng yêu mến vùng cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt, cũng là nơi mẹ ông được sinh ra và lớn lên.

Khởi đầu là câu chuyện của hơn 120 năm về trước tại Đông Dương nay là Việt Nam.

 

1897 - 1930

Lịch sử bắt đầu vào năm 1895 khi gia đình Faraut, ông cố của Pierre quyết định đến Việt Nam lập nông trại chăn nuôi gia súc ngựa, bò và cừu. Định cư gần Đà Lạt, trung tâm của vùng Cao nguyên Lang Biang, là tên gọi thời đó, họ là những người Pháp bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu muốn đến khai phá ở xứ Đông Dương là thuộc của Pháp thời bấy giờ, sống cùng thời với Alexandre Yersin - người đã tìm ra Đà Lạt trước đó năm 1893.

Lucien Faraut

Lucien Faraut, ông cố của Pierre đã từng hợp tác chặt chẽ với Bác sĩ Yersin trong việc phòng chống bệnh sốt rét đang hoành hành trong các vùng rừng núi thời bấy giờ. Bác sĩ Yersin người trồng cây quinine đồng thời còn khuyến khích đưa thêm cây cao su vào trồng trong vùng. Ngoài ra, Yersin còn ra công trồng thử các loại cây như ca cao, cà phê, sắn, cọ và một số loài cây nhiệt đới khác có công dụng chữa bệnh.

Ông cố Lucien Faraut đưa được giống cà phê Bourbon Pointu từ đảo Reunion thuộc Pháp vào Việt Nam, Bác sĩ Yersin đã tìm cách thuyết phục người bản địa ở Đa Sar trồng cây cà phê chung quanh làng vì cho rằng vùng đất này rất thích hợp để trồng cà phê.

Ông ngoại của Pierre, cũng tên là Lucien, sau một vài năm làm việc cho chính phủ Pháp trong ngành lâm nghiệp, ông quyết định dành hết thời gian còn lại để tiếp tục công việc tại trang trại chăn nuôi của cha mẹ mình vốn đang phát triển. Năm 1928, ông kết hôn với Tecla Ogerri. Họ có 9 người con trong đó có mẹ của Pierre - Tecla Faraut. Cô Tecla sau này gặp cha của Pierre, Claude Morère, trong dịp một đám cưới của những người trồng cao su ở Côte D’ Ivoire. Trong khi năm này qua năm khác, tận vùng Đạ Sar, gia súc và cà phê của trang trại nhà Faraut vẫn ngày càng phát triển.

 

1930 – 1999

Trong thập niên những năm 1930 Việt Nam có tất cả 152 đồn điền cà phê do người Châu Âu làm chủ trên vùng cao Tây bắc và 38 đồn điền ở Cao nguyên nam phần. Hầu hết các đồn điền ban đầu đều trồng giống cà phê Arabica, sau đó bắt đầu trồng thêm những giống cà phê mới như Excelsa ở Bắc Kỳ và Robusta ở vùng Cao nguyên.

Trong suốt những thập kỷ đầu thế kỷ 20, cà phê vẫn chưa phải là thức uống phổ biến trên toàn thế giới như ngày nay. Sản lượng cà phê hàng năm của Việt Nam vào thời đó khoảng 1.500-2.000 tấn, nhưng chỉ xuất khẩu được 1.000 tấn. Hoạt động trồng cà phê của gia đình Faraut vẫn là hoạt động phụ, công việc chính vẫn là chăn nuôi gia súc. Cà phê được trồng, hái, chế biến và rang tại trang trại của nhà, sau đó được vô bao, vận chuyển bằng xe tải bán cho quân đội Pháp và cho các thương nhân người Hoa ở Chợ Lớn.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc ở Đông Dương và một nước Việt Nam độc lập ra đời. Pháp không muốn mất thuộc địa của mình nên đã quay trở lại cho đến ngày thua trận ở Điện Biên Phủ 1954. tất cả gia đình đều hồi hương trở về Pháp.

Từ năm 1975-1985, ngành công nghiệp và nông nghiệp được tập thể hóa dẫn đến sản lượng thấp. Cà phê chủ yếu tập trung trong các nông trường quốc doanh, tạo điều kiện rất tốt cho các dân tộc thiểu số định canh định cư. Năm 1990, Việt Nam quay trở lại thị trường thế giới.

 

1999 – 2010

Sinh năm 1963, Pierre lớn lên ở Antibes, một thành phố miền Nam nước Pháp, cha là đại lý bất động sản, mẹ là y tá, cả hai đều thuộc các gia đình Pháp mấy đời bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu khai phá trên các thuộc địa của Pháp trải dài từ Châu Phi qua Ấn Độ Dương, Đông Dương, đến tận Nam Thái Bình Dương, khoảng giữa thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Sau khi học hết bậc tiểu học tại trường Mont Saint-Jean, rồi lên trung học tại Audibertu. Sự nghiệp của Pierre là một chuỗi những thay đổi nghề nghiệp. Phải mất hai năm để học dự bị ngành vật lý trị liệu, Pierre bỏ ngang, quyết định vào Trường Nghệ thuật Xiếc Quốc gia rồi trở thành một nghệ sĩ xếp hình, sau đó làm một chú hề trình diễn trên thang. Vào những năm 90, Pierre lại giã từ ngành ngân hàng để trở thành một huấn luyện viên thể thao. “…Lúc đó, một khách hàng của tôi là người gốc Việt Nam đã đưa cho tôi số tiền khoảng 3000 euro để tôi bắt đầu kinh doanh. Tôi mở một công ty bất động sản ở Paris và tôi bắt đầu làm việc để trả nợ… ”. Đây là cùng là thời kỳ xảy ra nhiều sự ngẫu nhiên có vẻ như được định mệnh sắp đặt trước qua nhiều cuộc gặp gỡ bất ngờ để từ đó Pierre tìm thấy nguồn gốc lịch sử gia đình ông ngoại và mẹ mình trên vùng cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt ngày nay. Mẹ của Pierre từng khẳng định cho ông biết bà “là người Đà Lạt!”.

Năm 1999, lúc đó Pierre đã 36 tuổi, quyết định đến Việt Nam lần đầu với tư cách là một khách du lịch để tìm đến thăm nơi mẹ mình được sinh ra. Tại Đạ Sar, tỉnh Lâm Đồng, Pierre tìm thấy Bảo, người lái xe và cũng là hướng dẫn viên người Việt của cha anh vào những năm 1950, ông Bảo đã đưa Pierre lần theo dấu vết quá khứ của gia đình Faraut. Những câu chuyện về cha mẹ Pierre, về vùng đất yên bình xinh đẹp có những người dân tộc nhân hậu ở vùng Cao nguyên này đã khiến Pierre hết sức tò mò. Trải nghiệm này đã gây một cú sốc cho Pierre. Có đam mê nhưng thiếu sự hiểu biết tường tận, tự đáy lòng, Pierre đã có một khát vọng mãnh liệt tìm về cội nguồn, tái lập cơ nghiệp theo bước chân của tổ tiên.

Mãi đến năm 2006, trong một chuyến đi khác đến Việt Nam cùng Phòng Thương mại Paris với tư cách là một nhân viên kinh doanh bất động sản. Tại làng Đạ Sar gần đó, Morère gặp lại nhiều công nhân cũ từng làm việc trong trang trại cà phê của ông ngoại mình ngày xưa, mọi người đã rất ngạc nhiên, họ chào đón Pierre như người thân của mình. Pierre khám phá ra trong ngôi làng còn đầy ắp những kỷ niệm về gia đình của mình khi xưa, trên tường nhà, dân làng vẫn còn treo ảnh ông ngoại của Pierre ngày nào.

Có nhiều người dân tộc sống quanh Đà Lạt từng biết gia đình Faraut, họ vẫn còn sống cho đến ngày nay. Những cư dân này sau đó đã kể cho anh nghe về căn nhà nơi ông ngoại và cha mẹ Pierre đã từng sống vào thập niên 1950, kể về một loại cà phê mà ông anh đã trồng, giống cà phê đó họ đang trồng giữa rừng như cách để giữ gìn những kỷ niệm đẹp thưở xa xưa.

“… Đó là giống cà phê Bourbon Pointu nổi tiếng có nguồn gốc từ đảo Reunion, được nhà thám hiểm, Tiến sĩ Alexandre Yersin, người đã trồng nó vào năm 1897 trên đất Việt Nam cùng với ông tôi ... Là một loại cà phê đặc biệt, thích hợp về mặt thương mại, một loại Arabica có nồng độ cao, hương thơm tinh tế và đặc tính mạnh mẽ. Từ đó, trong những vụ thu hoạch tốt nhất sau này, chúng tôi tạo ra một loại Tipica Arabica với hương vị của cỏ cây và đá lạnh. Hương vị mạnh của Bourbon sẽ lưu lại trong miệng hàng giờ sau khi thưởng thức, điều này làm cho nó trở thành một loại cà phê hết sức tuyệt vời vì nó giữ lại hương thơm rất lâu... ”

Khi tất cả đã đồng lòng cùng Pierre Morère, họ tổ chức những chuyến vào rừng, vượt qua nhiều ngọn đồi cao để tìm lại những rẫy cà phê Bourbon quý giá khi xưa cùng khu chăn nuôi đã bị bỏ hoang sau hơn nửa thế kỷ. Mọi thứ tìm lại được đã củng cố cho quyết định của Pierre. Dần dần được chính quyền địa phương chấp thuận, Pierre chuyển đến làng Đa Sar, ra sức gầy dựng một vài tổ ong đầu tiên trên rẫy cà phê Arabica. Những cuộc hội ngộ diễn ra sau đó nhiều hơn kể từ năm 2007, Pierre quyết định đem cả gia đình, vợ và 2 con đến sống tại Đa Sar với kế hoạch sản xuất cà phê quý hiếm và mật ong hoa cà phê sau khi đã hoàn tất khóa đào tạo nuôi ong tại vườn Luxembourg, Paris.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Pierre mất hết những gì đã đầu tư, cả vợ cũng quyết định trở về Pháp cùng với các con.

 

Và giờ đây cuộc phiêu lưu thật sự chỉ mới bắt đầu.

 

2010 – Đến nay

Nhờ lịch sử gia đình đã từng có tiếng tăm trong vùng, Pierre mua được mảnh đất 2 ha từ dân làng, gần Đạ Sar - quê hương của dân tộc M’Nông Chil. Cùng với tinh thần quyết tâm, lòng kiên nhẫn, Pierre bỏ hết công sức trồng cây cà phê Arabica rồi tìm cách khôi phục lại giống cà phê Bourbon Pointu nổi tiếng của ông bà mình thưở xưa.

Rẫy cà phê

Không ngừng suy nghĩ về chất lượng cà phê của mình, Pierre đã xắn tay áo cùng với dân làng khai thác 2 ha đất theo cách làm truyền thống xưa nhất. “Điều đặc biệt là chúng tôi nắm vững 5 thông số để chế biến loại cà phê arabica này trở nên ngon tuyệt đối - đó là độ đắng, độ chua, dầu, muối và đường, còn cà phê thông thường chỉ chú trọng có 3 yếu tố”.

Từ những cánh cửa bắt đầu được hé mở, dần dần cà phê của Pierre Morère đã có thể được thưởng thức tại Tòa Đại sứ Pháp, Lãnh sự quán Pháp ở Saigon, đặc biệt là những khách sạn và điểm dừng chân lớn trên thế giới.

Năm 2010, Pierre quyết định lập nên thương hiệu cà phê “Morère 1897”.

Cây cà phê Bourbon phát triển rất tốt trong điều kiện tự nhiên ở độ cao 1.500m trên vùng cao nguyên, Pierre Morère nói rằng chúng được trồng nơi càng cao, đất đai phù hợp và phương pháp nông nghiệp bền vững thì hương vị của chúng càng ngon.

Nghịch lý của ngành cà phê là hầu hết các nhà sản xuất kinh doanh trong ngành này đều không học gì nhiều về cà phê trước khi bước vào nghề, Pierre cũng là một trong số đó. Tuy không biết gì về cà phê trước khi gầy dựng cơ sở ở Việt Nam nhưng chính những người dân tộc đã dạy Pierre cách nhận biết giống cà phê Bourbon, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng cách. Họ cũng dạy Pierre mọi thứ về tín ngưỡng, nhìn nhận có sự hiện diện linh hồn của rừng núi cũng như cách bắt đầu cuộc sống hòa hợp trong bản làng vùng cao nguyên.

Những cây cà phê Bourbon đầu tiên bắt đầu cho trái chỉ sau ba năm, mặc dù ở các nước khác thường phải mất bốn năm. Điều này phần lớn là do các điều kiện thuận lợi và khí hậu của khu vực. Chỉ những quả chín đỏ mới được thu hoạch và được chế biến hoàn toàn thủ công với sự trợ giúp công việc của người dân tộc M’Nông Chil.

Mỗi giai đoạn của quá trình trồng trọt chế biến được thực hiện một cách cẩn thận và đầy trách nhiệm, phải mất thêm vài năm nữa để chế biến thành công cà phê hạt. Giờ đây, Pierre Morère sản xuất cà phê Arabica với số lượng rất ít nhưng chất lượng rất cao, đó là loại Catimor, riêng Bourbon Pointu thì đặc biệt chỉ để phục vụ cho những người sành sỏi trên toàn thế giới. Bourbon Pointu được nhiều người coi là một trong những loại cà phê chọn lọc ngon nhất, cũng là một trong những giống Arabica lâu đời nhất trên thế giới, được công nhận về độ quý hiếm, tinh tế, thơm tự nhiên, độ chua nhẹ hòa quyện với hương vị sô cô la, trái mọng…

Ngày 1 tháng 7, 2016, Công ty DealExport trao huy chương bạc cho sản phẩm café Bourbon Pointu từ Việt Nam của nhà sản xuất Pierre Morère tại cuộc thi sản phẩm nông nghiệp Pháp.

Cũng nhờ sản phẩm cà phê đặc sắc này, Oh! Ngon bất ngờ tìm lại được một người quen đang làm công việc quản lý tại Công ty Phương Nam Đà Lạt. Cách nay hơn 1 năm, sau khi đã dùng thử Bourbon một thời gian, Oh! Ngon đã chọn nó để làm quà biếu có tính cách trang trọng độc đáo, đồng thời đã phân phối bán cho khách hàng của mình. Sản phẩm sẽ mang lại cảm giác háo hức thú vị khi thưởng thức khám phá hương vị đặc biệt của nó. Quý vị cũng đừng ngạc nhiên khi giá bán Bourbon Pointu thuộc vào hàng cao ngất ngưỡng vì sản lượng rất ít, không phải lúc nào cũng có sẵn:

Hộp cứng, Net. 250g (pha được 12 tách), 100% cà phê Bourbon Pointu (hạt hoặc xay) là 600.000 vnđ.

Có một điều đáng nói là sau khi đã thưởng thức rồi, chỉ dân sành cà phê mới thấy hết hương vị rất khác biệt của nó. “Morère 1897” quả xứng đáng là Specialty Coffee với giá trị thưởng thức mà nó mang lại cho người dùng.

Quý vị nào nhận thấy không đúng, xin cứ vui lòng cho ngay ý kiến, đăng tự do ngay bên dưới đây mà không cần phải đăng ký đăng nhập lòng vòng mất thời gian vô ích.

 

Xin trân trọng cám ơn đã dành chút thời gian đọc nội dung bài viết.

 

Oh! Ngon

 

BÁO THÔNG TIN XẤU









CHIA SẺ





LIKE VÀ THEO DÕI ILIXX TRÊN FACEBOOK
Ý KIẾN


THÊM Ý KIẾN




BÀI VIẾT KHÁC


CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG HIỆU UY TÍN



CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

© Bản quyền 2018 của ILIXX.COM